Sự bùng nổ bất ngờ của dịch Covid-19 từ những ngày đầu năm 2020 đã làm gia tăng mối quan tâm về sức khỏe nơi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tình trạng béo phì và tiểu đường tăng lên ở nhiều người cũng đồng thời khiến cho mọi người bắt đầu có xu hướng tìm kiếm những món ăn và thức uống ít calo hơn. Đó cũng là lý do vì sao các sản phẩm hương ngọt ít được ưa chuộng trong kỷ nguyên mới, mở ra một hướng đi mới cho thực phẩm “vì sức khỏe”.

Bài viết liên quan:

Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm những thực phẩm và đồ uống ít hoặc không chứa hương ngọt

Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm những thực phẩm và đồ uống ít hoặc không chứa hương ngọt

1. Người tiêu dùng tìm kiếm các dòng sản phẩm ít ngọt

Báo cáo từ CDC cho thấy, người có bệnh béo phì sẽ dễ bị nhiễm Covid-19 hơn so với những người khỏe mạnh. Và cũng vì thế, mức độ BMI nguy hiểm đã được điều chỉnh từ 40 xuống còn 30. Tức là số lượng người bị béo phì cũng sẽ tăng lên theo chỉ số này.

Ngoài ra, các món ăn ngọt đang được bày bán quá nhiều trên thị trường với sự xuất hiện ngày một dày đặc của các cửa hàng bánh ngọt, trà sữa,… khiến cho người tiêu dùng “chán ngấy” và mong muốn tiếp cận những sản phẩm tốt hơn, nhẹ nhàng thanh mát hơn.

Tỉ lệ béo phì, tiểu đường, tim mạch,... tăng khiến người tiêu dùng lo ngại về sức khỏe bản thân

Tỉ lệ béo phì, tiểu đường, tim mạch,… tăng khiến người tiêu dùng lo ngại về sức khỏe bản thân

Chính vì những lý do đó, người tiêu dùng có xu hướng chuyển qua tìm kiếm các lựa chọn thay thế tốt hơn cho sức khỏe. Mà những thực phẩm này có thể không có đường, ít đường, hoặc sử dụng chất tạo ngọt thay thế có thành phần lành mạnh.

Xem thêm: Các thương hiệu kem làm thế nào để giảm lượng đường trong công thức sản phẩm?

2. Các thương hiệu đang giảm lượng đường trong thực phẩm như thế nào?

Tuy biết rằng việc chuyển dần sang các thực phẩm ít đường hoặc không đường là cần thiết, các doanh nghiệp F&B phải đối mặt với các vấn đề khó khăn riêng. Cụ thể là, việc bảo toàn hương vị sẽ trở nên khó khăn nếu sử dụng ít đường hoặc không đường, trong khi việc tìm kiếm thành phần thay thế đường hiện tại khá khó khăn.

2.1 Sử dụng nguyên liệu thay thế đường

Các nhà sản xuất nỗ lực trong việc tìm kiếm các nguyên liệu có thể thay thế đường, với độ ngọt ít hơn và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người dùng. Và trong số những kết quả nghiên cứu được, các nhà khoa học đánh giá khá cao những lựa chọn sau:

  • Sử dụng chất tạo ngọt sorbitol hoặc sucralose để giảm ít nhất 25% lượng đường, lipid hoặc năng lượng của thực phẩm
  • Sử dụng inulin và isomalt để thay thế đường và chất béo nhưng vẫn bảo toàn được độ ngọt của thức ăn
  • Phát triển thực phẩm và đồ uống vị chocolate dành cho những người yêu thích vị đắng tự nhiên

Chocolate là một trong những nguyên liệu thay thế đường độc đáo, phù hợp với đối tượng khách hàng yêu vị đắng tự nhiên

Chocolate là một trong những nguyên liệu thay thế đường độc đáo, phù hợp với đối tượng khách hàng yêu vị đắng tự nhiên

Xem thêm: Năm 2021 là thời điểm lên ngôi của các dòng thức uống lành mạnh có hương vị

Ngoài ra, các thành phần thay thế đường có nguồn gốc từ thực vật cũng sở hữu vị ngọt đậm đà, hấp dẫn không kém. Trong số đó có:

  • Stevia: được xem như một chất tạo ngọt thay thế đường gần như hoàn hảo với chiết xuất tự nhiên, vị ngọt đậm đà, ứng dụng đa dạng và có khả năng kết hợp với chiết xuất hương trái cây để tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
  • Functional Fibre: bên cạnh stevia, thành phần tạo ngọt chứa chất xơ như polydextrose và inulin đang được sử dụng ngày một nhiều. Các công thức sử dụng thành phần tạo ngọt chứa chất xơ không thay thế hoàn toàn đường, chúng chỉ thay thế một phần với mục tiêu giảm lượng đường và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Sử dụng hương vị mạnh, lấn át vị đường: các hương thơm của vani, chocolate, dâu,… hoàn toàn có khả năng “đánh lừa” cảm giác người dùng. Và tuy không cắt giảm quá nhiều, chúng tạo cho người dùng cảm giác tinh tế và khéo léo của việc sản xuất.
  • Một số loại đường hiếm: allulose, allose hay melezitose đều có thể trở thành những giải pháp thay thế đường tuyệt vời. Tuy các loại nguyên liệu này mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, chúng vẫn chưa được bán nhiều trên thị trường do giá thành quá đắt.

Người dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng thực phẩm lành tính, thân thiện môi trường

Người dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng thực phẩm lành tính, thân thiện môi trường

Xem thêm: Tự nhiên bền vững: Khi hương trái cây và hương vị gốc thực vật phát triển dưới áp lực Covid-19

2.2 Chế biến thực phẩm hoàn toàn không thêm đường: chỉ mang vị ngọt tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng nguyên liệu thay thế, một số doanh nghiệp F&B đã bắt đầu đi tiên phong trong việc sản xuất thực phẩm và đồ uống không đường. Bên cạnh nhãn “không đường”, “ít ngọt”, các dòng sản phẩm mới được quan tâm còn bao gồm cả “vegan”, “dairy-free”, “thuần chay”,…

Trong trường hợp những loại thực phẩm hoặc đồ uống khó để cắt giảm đường hoàn toàn, các nhà sản xuất có thể cắt giảm từ từ, chẳng hạn như giảm 10% lượng đường trong sản phẩm mới mỗi năm. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận sự thay đổi hương vị, đồng thời không có phản ứng quá mức tiêu cực khi sản phẩm mình yêu thích đột ngột giảm quá nhiều đường.

Mặc dù việc giữ nguyên hương vị trong khi thay đổi lượng đường rất khó, đã có một số doanh nghiệp F&B tiên phong trong lĩnh vực này

Mặc dù việc giữ nguyên hương vị trong khi thay đổi lượng đường rất khó, đã có một số doanh nghiệp F&B tiên phong trong lĩnh vực này

Xem thêm: Top những hương trái cây đang được ưa chuộng trong các dòng thức uống chức năng

Như vậy, có thể thấy, không chỉ Covid-19, chính thực trạng sức khỏe hiện tại mới là thứ mà người tiêu dùng lo lắng. Ở thời điểm hiện tại, các loại thực phẩm ít đường và không đường đang dần được tìm kiếm và sử dụng nhiều hơn.

Các doanh nghiệp F&B cần tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm hoàn hảo nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày một “khó khăn” hơn của người dùng. Đồng thời, hi vọng qua bài viết trên đây, các doanh nghiệp sản xuất có thêm một góc nhìn mới về phương án thay thế hoặc loại bỏ đường khỏi sản phẩm của mình.