Theo tin tức R&D và thống kê thực phẩm thế giới cho thấy, hơn 1/3 tổng lượng thực phẩm trên thế giới bị lãng phí mỗi năm. Con số này lên đến 1.3 tỷ tấn/năm nếu quy về hệ đo lường.

Để giảm thiểu tình trạng lãng phí thức ăn, Chính phủ các nước đã chung tay với các nhà khoa học để nghiên cứu và ban hành các dự luật củng cố ý thức của người dân. Thế nhưng, công cuộc giảm thiểu thức ăn thừa vẫn không đem lại kết quả gì đáng kể.

Lãng phí thức ăn là một trong những vấn nạn đáng quan tâm

Lãng phí thức ăn là một trong những vấn nạn đáng quan tâm

Quan điểm của giáo sư của Pierre Pienaar về tầm quan trọng của bao bì

Theo tin tức R&D thế giới, trong một tạp chí Công nghệ & Sản xuất thực phẩm xuất bản tháng 8/2018, giáo sư Pierre Pienaar – Giám đốc nghiên cứu Viện bao bì Úc AIP (Australian Institute of Packaging) đồng thời là Chủ tịch tổ chức Bao bì thế giới WPO (World Packaging Organisation) cho rằng: bao bì sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn lãng phí thức ăn toàn cầu.

Quan điểm này của ông mở ra một giải pháp mới tối ưu hơn trong việc giảm thiểu thức ăn thừa gây ra bởi sự kém ý thức nói chung của công dân toàn cầu.

tin tức R&D

Giáo sư Pierre Pienaar cho rằng bao bì có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn lãng phí thức ăn toàn cầu

Lợi ích của bao bì

Bao bì sản phẩm có một vai trò vô cùng đơn giản. Nó bảo vệ thức ăn khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài, hư hỏng và ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, nhiều người quên mất rằng, bao bì là cánh cửa dẫn đến sự phát triển của hệ thống thực phẩm toàn cầu và có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm từ khi còn sống cho đến khi được đặt đẹp đẽ trên đĩa của bạn.

Đồng ý là cái mà khách hàng chịu bỏ tiền để mua là sản phẩm bên trong chứ không phải bao bì, nhưng chính xác mà nói, nhờ có sự phát triển của bao bì, ngành công nghiệp thực phẩm mới phát triển mạnh mẽ được như hiện nay. Nếu không, xã hội chúng ta chỉ dừng lại ở việc tiêu dùng các thực phẩm ăn ngay, hư hỏng nhanh chóng sau vài ngày sản xuất.

Bao bì trước giờ vốn chỉ có tác dụng bảo vệ và duy trì tuổi thọ của thực phẩm

Bao bì trước giờ vốn chỉ có tác dụng bảo vệ và duy trì tuổi thọ của thực phẩm

Tuy nhiên, vai trò của bao bì không chỉ dừng lại ở đó. Bao bì còn góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn và giảm thiểu nạn lãng phí thức ăn toàn cầu. Để làm rõ điều này, chúng ta hãy thôi tập trung vào việc làm sao để xử lý hoặc tái sử dụng thức ăn thừa mà quay ngược lại những quy trình đầu tiên của vòng đời thực phẩm – đóng gói, bao bì. Khi đó, việc giảm thiểu lãng phí thức ăn mới thật sự là một trong những vai trò cần chú trọng của bao bì.

tin tức R&D

Bao bì là một trong những quy trình đầu tiên của vòng đời thực phẩm

Một số khách hàng gặp khó khăn trong việc phân biệt thức ăn thừa, lãng phí bao bì và nhiệm vụ chân chính của bao bì khi nói về thực phẩm. Khách hàng cần phải hiểu rằng, bao bì không chỉ bảo vệ và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm mà nó còn có thể giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của người sử dụng (nhằm giảm lượng thức ăn thừa), duy trì bảo vệ và tái sử dụng sản phẩm ngay cả khi đã được mang ra dùng nhiều lần.

Chỉ khi các nhãn hàng ngưng nhìn nhận giá trị của bao bì dừng lại ở việc bảo vệ thực phẩm đơn thuần mà chú trọng vào nghiên cứu, phát triển, chế tạo ra các loại bao bì thông minh góp một phần quan trọng vào công cuộc chống lãng phí thực phẩm, thì bao bì mới có thể phát huy tối đa các tính năng của nó.

tin tức R&D

Tuy nhiên, bao bì cũng có thể giới hạn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giúp giảm lượng thức ăn thừa một cách đáng kể

Kết hợp các yếu tố khác nhau để giảm lãng phí thức ăn

Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chu trình sản xuất thực phẩm, sự lãng phí của các loại sản phẩm khác nhau rơi vào khoảng:

  • 30% đối với ngũ cốc và các loại hạt
  • 45% đối với trái cây, rau củ quả và dầu thực vật
  • 20% đối với thịt và sữa

Khi chưa biết gì về những con số trên, bạn sẽ nghĩ rằng, thịt và sữa sẽ có mức độ lãng phí lớn nhất đúng không? Thế nhưng, sự thật hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân của điều này được cho rằng có liên quan đến việc nền công nghiệp bao bì đã đầu tư và ưu ái hơn đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Tuy nhiên, dù chú trọng phát triển bao bì đến mức độ nào đi chăng nữa, nó cũng không thể gây ra thay đổi đáng kể trong việc giải quyết nạn lãng phí thức ăn toàn cầu.

tin tức R&D

Việc các thực phẩm từ động vật rơi vào nhóm ít bị lãng phí nhất có nguyên nhân liên quan đến bao bì

Bao bì chỉ có thể hỗ trợ chống lại lãng phí thức ăn. Còn kết quả của chuỗi mắt xích này như thế nào, phụ thuộc vào công cuộc giáo dục, quản lý, đặc biệt là ý thức của từng cá nhân trong xã hội.

Giáo sư Pierre Pienaar đã chia sẻ với tin tức R&D thế giới, ông đánh giá cao việc đem chống lãng phí vào đào tạo trong giáo dục để tạo nên ý thức và nền tảng thái độ cho thế hệ trẻ trong xã hội từ khi còn nhỏ tuổi. Chỉ khi đó, việc chống lãng phí thức ăn mới trở thành ý thức cố định trong từng cá nhân, chung tay giảm thiểu thực phẩm thừa cũng như góp phần quan trọng giải quyết nạn đói trên thế giới.

Dĩ nhiên, cho đến khi những giải pháp tích cực này được triển khai và thực hiện, ý thức con người thay đổi, thì nền công nghiệp bao bì phải đủ sức trụ vững và nhận định đúng đắn vai trò của mình.

Bên cạnh bao bì, giáo dục ý thức người dân cũng đóng một vai trò rất quan trọng

Bên cạnh bao bì, giáo dục ý thức người dân cũng đóng một vai trò rất quan trọng

Ý tưởng này đang dần triển khai và đem lại hiệu quả tích cực. Giáo sư Pierre Pienaar cho biết, Viện bao bì Úc AIP (Australian Institute of Packaging) đang tập trung xây dựng và nghiên cứu các giải pháp giáo dục và đào tạo lâu dài về tác dụng của bao bì.

AIP cũng là một đại diện của Trung tâm Môi trường và Năng lượng quốc gia và đồng thời là một thành viên chủ chốt trong các trung tâm nghiên cứu hợp tác chiến đấu với lãng phí lương thực toàn cầu.

Foodtechmaster mong rằng, bài viết của chúng tôi đã cho bạn đọc có thêm thông tin về tin tức R&D, có thêm một cái nhìn, phương pháp mới để giải quyết và chống lại nạn lãng phí thực phẩm toàn cầu. Dù vậy, không quan trọng là giải pháp gì, hiệu quả như thế nào, quan trọng là nhân loại cùng nhau đồng lòng chống lại vấn nạn này và phối hợp những công cụ, biện pháp phù hợp thì không có gì là không thể giải quyết được.

Bài viết có tham khảo thông tin tại:

https://issuu.com/westwick-farrowmedia/docs/food_technology_jul_aug_2018/36

Tú Nhã