Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2020 dưới tác động của đại dịch Covid19, xu hướng ăn chay ngày càng nổi bật. Ngành công nghiệp thịt gốc thực vật có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc và người tiêu dùng sẽ còn tìm kiếm những món ăn mới lạ hơn, bởi bên cạnh sự lành mạnh thì tính ngon miệng và mới lạ cũng rất được quan tâm. Đó là lý do chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của hải sản gốc thực vật năm 2021. Cùng MQ International tìm hiểu ngay dưới đây.
Bài viết liên quan:
- Dòng sản phẩm cá gốc thực vật là tương lai của ngành thực phẩm thuần chay
- Nestley gia nhập thị trường hải sản thuần chay với cá ngừ làm từ thực vật
Năm 2021 được kỳ vọng là năm nổi bật của hải sản gốc thực vật
1. Sức khỏe của người tiêu dùng
Tác động của dịch Covid19 khiến người tiêu dùng trở nên cẩn trọng hơn đối với các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các loại thực vật được tìm đến nhiều hơn nhưng dường như nó đang trở nên nhàm chán. Xu hướng thịt gốc thực vật nổi lên và được người tiêu dùng tích cực đón nhận trong năm 2020. Sau đó, hải sản gốc thực vật cũng được nhiều công ty F&B nghiên cứu và đưa ra thị trường.
Năm 2018, Atlantic Natural Foods đã cung ứng TUNO – cá ngừ chay – được làm từ đậu nành, nấm men và chiết xuất hoa hướng dương. Nestle với sản phẩm cá ngừ thuần chay VUNA. Được làm từ các loại thực vật rất lành tính như và bổ dưỡng như rong biển, đậu nành, dầu thực vật,… hải sản gốc thực vật đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động thường ngày.
Hải sản cũng đứng đầu top các loại thực vật dễ gây dị ứng nhất. Khi đó, hải sản gốc thực vật là sự thay thế hoàn hảo. Chúng dinh dưỡng, không gây dị ứng, không có tác dụng phụ, không có mùi tanh và lại ngon nữa, phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng. Chúng cũng lành mạnh hơn khi không hề chứa lactose trong công thức.
Xem thêm: Tiếp nối năm 2020, protein nguồn gốc thực vật tiếp tục phát triển vào năm 2021
Các thực phẩm nguồn gốc thực vật được cho là lành mạnh hơn
2. An ninh lương thực và hệ sinh thái
Ngành thủy hải sản đang đứng trước mối đe dọa nghiêm trọng về khủng hoảng hệ sinh thái cũng như những vấn đề sức khỏe. Theo Liên hợp quốc, trữ lượng cá biển đã dần trở nên cạn kiệt khi khai thác lên đến 90%. Điều đó tạo nên những lo ngại về tình trạng thiếu thực phẩm và cao hơn là hệ sinh thái biển đang bị đe dọa trầm trọng.
Trong điều kiện đó, đại dịch Covid-19 xảy ra đã đưa người tiêu dùng đến xu hướng ăn uống lành mạnh hơn. Họ ưu tiên hơn những loại thực phẩm gốc thực vật và xu hướng thực phẩm thuần chay lên ngôi. Những lo ngại về môi trường biển bị nhiễm thủy ngân càng khiến họ lựa chọn hải sản gốc thực vật thay cho hải sản thuần túy.
Các doanh nghiệp F&B đã cho thấy trách nhiệm xã hội của họ khi nghiên cứu và cho ra mắt thị trường cá gốc thực vật. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng mà hải sản thực vật sẽ có tác động tích cực đến việc bảo vệ cá ở các đại dương, hạn chế đánh bắt cá từ đó giúp cân bằng hệ sinh thái.
Xem thêm: Giải đáp những sai lầm xung quanh chế độ ăn thực vật
Nguồn cá biển ngày càng cạn kiệt đã thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo loại thực phẩm mới
3. Hương vị ngày càng được cải thiện
Hải sản mang hương vị riêng và rất đặc trưng, rất khó để “bắt chước”. Tôm sẽ khác hẳn với sò; cá mòi sẽ không giống cá cơm. Tạo ra hải sản gốc thực vật không khó nhưng làm sao để chúng có hương vị như thật thì không phải bài toán dễ cho các doanh nghiệp F&B.
Mấu chốt quan trọng nhất nằm ở các nguyên liệu thành phần. Tảo biển là nguyên liệu được các nhà sản xuất ưu tiên lựa chọn hơn cả. Thêm vào đó là những thành phần khác như đậu nành, rong biển, nấm men, rau, tinh bột và dầu thực vật.
Một số sản phẩm hải sản chay nổi bật tạo được tiếng vang lớn trên thị trường vì độ ngon hệt như thật như lát cá tẩm bột Moving Mountains, tôm chay Beleaf, nước mắm chay Ocean’s Halo, nước mắm chay của Earthly Gourmet, các dòng hải sản thuần chay của ZeaStar, Mind Blown,….
Xem thêm: Đậu gà – nguồn cung tinh bột mới mẻ đầy triển vọng của ngành hàng F&B
Các loại hải sản gốc thực vật ngày càng có hương vị giống thật
4. Cấu trúc sản phẩm tương tự hải sản thật
Bên cạnh hương vị thì việc tái tạo cấu trúc sao cho giống hệt hải sản thật như các thớ thịt của cá thu, cá ngừ,… cũng là một bài toán khó giải cho các doanh nghiệp F&B. Tuy vậy, thời gian gần đây chúng ta đã nhìn thấy những thành tựu đáng kinh ngạc của các ông lớn trên toàn cầu.
Nestlé với sản phẩm cá ngừ thuần chay VUNA với cấu trúc giống hệt cá ngừ thật, từ hương vị, màu sắc cho đến từng thớ thịt và được chế biến, ăn kèm với nhiều món ăn. Sự hợp tác của Good Catch với Veggie cũng cho ra mắt sản phẩm cá ngừ gốc thực vật có các thớ thịt hệt như thật, với nguyên liệu chính là các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu gà, đậu nành, đậu hải quân và đậu fava.
Xem thêm: Việt Nam có thể trồng được các nguyên liệu chính của thịt thực vật
Nhiều loại “cá chay” không khác gì cá thật
Hải sản thuần chay ra đời giải quyết được nhiều bài toán, không chỉ đáp ứng nhu cầu về thực phẩm thuần chay lành mạnh, an toàn mà còn góp phần cân bằng lại hệ sinh thái biển do hạn chế tình trạng đánh bắt cá. Trong năm tới, ẩm thực thuần chay vẫn tiếp tục giữ vị thế và đây được dự đoán là xu hướng nổi bật. Khi mà chưa có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp F&B sẽ không bỏ lỡ cơ hội này để gia nhập thị trường và nhanh chóng tìm được miếng bánh thị phần cho mình.