Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm mang đi “take away” ở Trung Quốc vô cùng phát triển, tuy nhiên báo chí đại lục phát hiện, những đồ chứa đựng thức ăn thức uống của loại hình này được tái chế từ những ống truyền dịch còn chứa máu và nước tiểu trong bệnh viện, theo CCTV.

Thực phẩm “take away” đang trở thành xu hướng phát triển kinh tế mới ở Trung Quốc, vì tiết kiệm thời gian, và mang đến một số tiện lợi cho thực khách. Lượng tiêu thụ thực phẩm “take away” ở Trung Quốc đã đạt 243 tỷ nhân dân tệ (gần 841 nghìn tỷ đồng) vào năm ngoái, khiến ngành công nghiệp bao bì đóng gói sản phẩm cũng liên đới “hốt bạc”.

CCTV đưa tin, ngành công nghiệp tái chế rác thải y tế “bẩn” tại tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây và những nơi khác rất phát triển. Những cơ sở tái chế đã sử dụng nhiều loại chất thải y tế đã qua sử dụng, như ống truyền dịch, túi truyền dịch còn thuốc dư, túi đựng máu không rõ nguồn gốc, găng tay y tế, thậm chí là túi đựng nước tiểu còn sót của bệnh nhân v.v, và gia công chế biến thành hộp đựng cơm, hộp nhựa, ly nhựa, và muỗng nĩa đũa để “take away”, theo CCTV.

Secert China cho biết, đây không phải là lần đầu tiên các phương tiện truyền thông đại lục phơi bày vấn đề chất thải y tế, tình trạng này sau nhiều năm cải thiện vẫn không có hiệu quả.

Theo “Quy định về quản lý chất thải y tế” của Trung Quốc, các đơn vị có đủ điều kiện thu gom chất thải y tế cũng không được tái chế, tái sử dụng dù đã qua công đoạn xử lý thiêu đốt và khử trùng sản phẩm.

Rác thải y tế

Tuy nhiên, cách các nhà máy ngành công nghiệp “đen” đã xử lý các chất thải y tế này là trực tiếp nghiền nát chúng, sau khi vệ sinh đơn giản, họ tẩy trắng và nhuộm, để biến chúng thành cái gọi là “vật liệu tái chế”, bán với giá rẻ cho các nhà máy chế biến đóng gói bao bì thực phẩm mang đi “take away”.

Hầu hết các sản phẩm chứa đựng thực phẩm “take away” này đều chứa vi khuẩn, virus truyền nhiễm và các chất phóng xạ.

Một chủ một nhà máy xử lý chất thải y tế tiết lộ với CCTV, các muỗng, nĩa, đũa, cốc trà sữa, hộp cơm, ly nhựa v.v, được làm từ chất thải y tế, vì nguyên liệu rẻ tiền, cũng trạnh canh được giá thấp, các nhà hàng giá rẻ sẽ đến đây để mua, và việc kinh doanh vẫn “luôn tốt”.

Theo CCTV, mặc dù các “xưởng đen” này có quy mô nhỏ, nhưng đều có năng lực sản xuất khá “tuyệt vời”. Một nhà máy có thể xử lý 20-30 tấn chất thải y tế mỗi tháng và những dụng cụ chứa đựng đồ ăn “take away” được mang đi khắp Trung Quốc.

Theo Đại kỷ nguyên

Foodtechmaster.vn -Tin tức R&D thực phẩm Việt Nam