Việc làm công nghệ thực phẩm đang dần trở thành một xu hướng mới. Theo nghiên cứu của Vietnam Report, F&B chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tiếp tục tăng lên trong năm 2019- 2020. Sự bùng nổ của ngành mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho những ai sớm tham gia vào mảnh đất màu mỡ này.
Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến những cơ hội việc làm phổ biến trong ngành F&B. Trong phần này, bạn đọc sẽ hiểu được tiềm năng phát triển trong ngành dưới góc độ của một người muốn làm chủ.
F&B mở ra triển vọng và con đường sự nghiệp đầy tươi sáng
1. Kinh doanh cửa hàng thực phẩm/đồ uống
Bạn đã bao giờ nung nấu ý tưởng trở thành chủ sở hữu của một cửa hàng kinh doanh thực phẩm/đồ uống chưa? Nếu có, đừng ngại triển khai ý tưởng kinh doanh ngay trong thời đại F&B bùng nổ như hiện nay.
1.1 Tổng quan
Việc kinh doanh cửa hàng thực phẩm/đồ uống dễ hiểu là công tác đưa các cửa hàng F&B vào hoạt động phục vụ khách hàng. Trong đó, dưới vai trò là người chủ/quản lý, bạn phải kiểm soát được toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: tài chính, nhân sự, marketing, bán hàng… Đặc biệt, bạn nên đặt tiêu chí an toàn thực phẩm lên hàng đầu để đảm bảo trách nhiệm xã hội và uy tín thương hiệu.
Bạn có thể thực hiện ước mơ làm chủ bằng cách mở một cửa tiệm F&B
1.2 Phương pháp triển khai
Về lĩnh vực, bạn có thể lựa chọn đa dạng các lĩnh vực mà mình yêu thích, thậm chí có thể theo đuổi những lĩnh vực đang phổ biến trong thời gian gần đây. Các lĩnh vực phổ biến bao gồm: thức ăn nhanh, thức ăn vặt đường phố cho giới trẻ, thực phẩm organic, thực phẩm healthy, cafe mang đi, trà sữa…
Về phương pháp tiếp cận khách hàng, bạn có thể lựa chọn cả phương pháp tiếp cận offline và online. Thậm chí, bạn có thể triển khai việc làm công nghệ thực phẩm này bằng cách kết nối với những phần mềm giao hàng nổi tiếng để việc kiểm soát vận đơn nhanh và hiệu quả hơn.
Về sở hữu bản quyền, bạn có thể tự nghiên cứu và sáng chế nên công thức nấu ăn của cửa hàng mình. Tuy vậy, việc nhượng quyền thương mại cũng đã dần trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây. Đối với nhượng quyền thương mại, bạn chỉ cần tuân theo các tiêu chuẩn của công thức và hợp đồng nhượng quyền.
Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức kinh doanh như: kinh doanh riêng, đại lý, nhượng quyền
2. Cung cấp nguyên liệu thực phẩm
Một người nông dân cũng có thể làm chủ tài chính của mình nhờ vào việc cung cấp nguyên liệu thực phẩm.
2.1 Tổng quan
Để trở thành nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm, nhiệm vụ của bạn là sản xuất và cung ứng các sản phẩm thực phẩm dùng làm nguyên liệu chế biến trong các cửa hàng, cửa tiệm kinh doanh. Đó có thể là những mặt hàng nông sản như: rau, củ, quả,… hoặc thậm chí là những nguyên liệu chế biến hàng loạt như bột sữa, trân châu, soda…
Để nhanh chóng phát triển, đối tác của những nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm nên là những doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu sử dụng lớn, chuyên về một hay nhiều loại nguyên liệu trong công thức chế biến.
Ngay cả người nông dân cũng có thể tham gia vào thị trường F&B
2.2 Phương pháp triển khai
Để triển khai việc làm công nghệ thực phẩm này, đầu tiên, bạn nên tạo thành một bảng tiêu chuẩn hóa cho các yêu cầu về canh tác, sản xuất nguyên liệu của mình. Sau đó, liên hệ với các khách hàng phù hợp, có nhu cầu đủ lớn để sản xuất và tiến hành sản xuất, trồng trọt hàng loạt các sản phẩm.
Việc thể hiện trách nhiệm với xã hội là một điều kiện cực kì quan trọng đối với công việc này. Những nguyên liệu an toàn, đảm bảo chất lượng, ít dư lượng chất gây hại sẽ khó bị thay thế trên thị trường hơn so với các sản phẩm kém chất lượng và không có xuất xứ rõ ràng.
Muốn tiến xa, phát triển nhanh trong công việc này, hãy lưu ý đặt các vấn đề về uy tín và chất lượng lên hàng đầu
3. Trung gian phân phối nguyên liệu thực phẩm
Nếu việc sở hữu một công thức nấu ăn, hay công thức sản xuất của “‘riêng” mình là quá khó. Sao không trở thành trung gian phân phối nguyên liệu thực phẩm để mọi việc được dễ dàng hơn?
3.1 Tổng quan
Với việc làm công nghệ thực phẩm như trung gian phân phối nguyên liệu thực phẩm, việc bạn cần làm chỉ là kết nối nhà cung cấp với những người có nhu cầu, đảm bảo mạch lưu thông hàng hóa được diễn ra thường xuyên và hiệu quả. Doanh thu của bạn sẽ đến từ khoảng tiền chênh lệch giữa mua và bán. Muốn có được khoản này, bạn phải đảm bảo quản lý mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp của mình hiệu quả, bên cạnh đó, không quên sử dụng các công tác truyền thông để những người có nhu cầu biết đến mình nhiều hơn.
Bạn cũng có thể lựa chọn trở thành trung gian phân phối nguyên liệu thực phẩm
3.2 Phương pháp triển khai
Đối với trung gian phân phối nguyên liệu thực phẩm, bạn có thể lựa chọn nhóm đối tượng khách hàng của mình. Nếu khách hàng của bạn chỉ là những cá nhân, hộ gia đình nhỏ, thì bạn có thể chọn lọc nhà cung cấp nhỏ lẻ với số lượng ít. Còn nếu khách hàng của bạn là những doanh nghiệp lớn, với nhu cầu tiêu dùng cao, hãy lựa chọn các nhà cung cấp lớn, có khả năng sản xuất nguyên liệu hàng loạt với chất lượng đồng nhất.
Với loại sản phẩm phân phối, ngày nay có một số loại hình phân phối sản phẩm phổ biến như: phân phối sản phẩm trong nước, phân phối nông sản cao cấp (táo, nho,..), phân phối nông sản nhập khẩu (cherry, kiwi,…), phân phối thủy hải sản, phân phối nguyên liệu sản xuất hàng loạt (bột sữa, trân châu,….) hoặc phân phối hỗn hợp.
Phân phối nông sản là một hình thức kinh doanh phổ biến
Tóm lại, F&B hiện đang là thị trường vô cùng sôi động với tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một việc làm công nghệ thực phẩm dù là làm chủ hay nhân viên, ngành F&B cũng mở rộng cánh cửa cơ hội để chào đón bạn. Hy vọng, hai bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn định hướng con đường tương lai sự nghiệp!