Trước bối cảnh dân số ngày càng tăng và tình trạng thiếu lương thực thực phẩm, tin tức R&D sau đây sẽ cho bạn lời giải đáp về viễn cảnh 30 năm tới.
Giữa bối cảnh dân số gia tăng, biến đổi khí hậu và xu hướng tiêu dùng không bền vững, con người đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt một lượng lớn lương thực thực phẩm. Những cải tiến mới nhất liệu có đủ mang lại hiệu quả? Những tin tức R&D sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời về viễn cảnh ngành công nghiệp thực phẩm trong 30 năm tới.
Trang trại truyền thống không đủ khả năng cung cấp thực phẩm cho toàn thế giới
1. Dự đoán diện mạo ngành thực phẩm năm 2050
Bước sang một thập kỉ mới, ngành công nghiệp thực phẩm đang phải đối mặt với ba thách thức mới, bao gồm:
- Dân số ngày càng tăng: Dự kiến đến năm 2050, dân số thế giới sẽ cán mốc 9,8 tỷ người. Sự gia tăng nhanh chóng kéo theo nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao tạo sức ép lớn đến các nguồn cung cấp lượng thực thực phẩm ở mỗi quốc gia.
- Biến đổi khí hậu: Trái Đất đang nóng lên từng ngày, nước biển dâng và có nguy cơ nhấn chìm lục địa, khiến diện tích đất ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó, nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm gây ảnh hướng đến hoạt động canh tác nông nghiệp.
- Xu hướng tiêu dùng không bền vững: Người tiêu dùng vẫn ưa chuộng sự hiện diện của thịt động vật trên bàn ăn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi và chế biến gia súc đang là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và lãng phí nước sạch hàng đầu.
Thịt là nguồn cung cấp thực phẩm không bền vững
Đến năm 2050, con người phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực nghiêm trọng. Sự tăng thêm ⅓ dân số khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu. Chúng ta hoàn toàn không thể cải thiện sản lượng bằng cách gia tăng các tài nguyên đất, nước hay thậm chí số lượng người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Vậy làm thế nào để tăng lượng cung thực phẩm và sử dụng ít tài nguyên hơn?
Câu trả lời chính là nông nghiệp bền vững – đây là xu hướng trồng trọt nông sản chỉ sử dụng một nửa nguồn tài nguyên tự nhiên nhưng cho ra sản lượng gấp đôi nhờ vào khoa học công nghệ. Sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, các tổ chức khoa học và ngành công nghiệp thực phẩm sẽ cùng nhau tạo ra sự đổi mới ấn tượng và hiệu quả này.
Nhà kính công nghệ cao là điển hình cho mô hình nông nghiệp bền vững
Cuộc cách mạng nông nghiệp bền vững sẽ cho ra đời những mô hình trang trại kiểu mới – nhà kính công nghệ cao. Theo những tin tức R&D mới nhất, máy tính có thể thay con người đảm nhận quản lý toàn bộ quy trình sản xuất, đảm bảo sản lượng thành phẩm đầu ra lớn với nguồn tài nguyên tiêu thụ ít ỏi. Hà Lan là quốc gia đầu tiên sở hữu những nông trường hiện đại bậc nhất, đưa họ thành nhà xuất khẩu nông sản lớn thứ hai toàn thế giới.
2 Mô hình trang trại trong tương lai sẽ hoạt động thế nào?
Ứng dụng công nghệ
Công nghệ 4.0 cho phép con người kiểm soát mọi thứ từ nước, ánh sáng đến nhiệt độ – tất cả đều được điều chỉnh tự động và tối ưu hóa. Những công nghệ này được thử nghiệm liên tục với nhiều biến số khác nhau, nhằm tìm ra điều kiện tốt nhất để mọi sinh vật được phát triển tốt nhất. Các thử nghiệm có thể đơn giản như so sánh các màu sắc khác nhau của đèn LED để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hoặc tiên tiến như sử dụng máy bay không người lái để tiêu diệt sâu bọ.
Mọi hoạt động trong nhà kính được tự động hóa bằng công nghệ hiện đại
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các nhà kính sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tối ưu hóa năng suất. Bằng cách học tập các hành vi của thực vật, máy tính có thể điều chỉnh điều kiện khí hậu nhân tạo phù hợp với từng loại thực vật.
Sản lượng vượt trội
Tại một trang trại cà chua ngoài trời bình thường, người ta có thể mong đợi năng suất 4kg/mét vuông. Còn trong một nhà kính công nghệ cao ở Hà Lan, con số đó có thể lên tới 80 kg/mét vuông. Đây là một cải tiến giúp tăng 20 lần về sản lượng. Và nó không chỉ là cà chua – Hà Lan còn đứng số 1 trên thế giới về năng suất sản xuất ớt chuông và dưa chuột (được đo bằng sản lượng trên mỗi mét vuông).
Trang trại công nghệ cao là giải pháp tăng sản lượng mà không cần tăng diện tích canh tác
Những trang trại công nghệ cao giúp tối ưu hóa hóa sản lượng bằng cách thử nghiệm và tự động điều chỉnh để thực vật được phát triển trong môi trường tốt nhất.
Tiết kiệm nguồn lực
Phần hay nhất của câu chuyện 80kg cà chua không nằm ở sản lượng, mà là lượng nước tiêu thụ chỉ bằng 1/4 với quy trình sản xuất truyền thống ngoài trời. Chúng ta cần đến 150 lít nước để tạo ra một tách cà phê, hơn 5000 lít để sản xuất 1kg thịt. Nước vốn dĩ là một thử thách lớn mà chúng ta phải đối mặt khi nước sạch trở nên khan hiếm. Nhờ vào công nghệ, con người có thể sản xuất thực phẩm một cách bền vững hơn.
Nông trường hiện đại giúp tối thiểu hóa sử dụng tài nguyên nước
Những nhà kính liên tục được thử nghiệm và hoàn thiện để tối ưu hóa tăng trưởng. Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp thương mại Horti, các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm cách tạo ra bất kỳ kiểu khí hậu nào trên thế giới, với mục đích giúp mỗi quốc gia đều có khả năng sản xuất nông sản như Hà Lan.
Theo những tin tức R&D trên, nông nghiệp bền vững có thể dễ dàng được áp dụng trên khắp thế giới, đồng thời là một lời giải hoàn hảo cho các vấn đề nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Đây còn là một cơ hội mới trong ngành F&B toàn cầu, những quốc gia diện tích khiêm tốn cũng có thể trở thành một siêu cường nông sản.