Theo các tin tức R&D mới nhất được ghi nhận, đến năm 2021, thị trường F&B trực tuyến toàn cầu được dự kiến sẽ đạt mức 22 tỷ đô hằng năm trong bối cảnh ngày càng nhiều nhãn hàng đang thực hiện chuyển đổi số để phát triển thương hiệu. Lý giải cho sự thay đổi này nằm ở việc các chiến lược số giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới, giữ chân khách hàng hiện tại và khuyến khích tái bán hàng (repeat sale) – yếu tố có thể cấu thành hơn 1/3 tổng doanh thu.
Các thương hiệu lớn đều có cùng một công thức thành công với xu hướng mua hàng trực tuyến
Bằng việc tối ưu hóa trang web, xây dựng ứng dụng, tập trung vào hiệu quả và khả năng cung ứng, tạo những trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng…, các “ông lớn” trong lĩnh vực F&B đã ứng dụng hiệu quả chiến lược số trong việc tạo dựng lòng tin khách hàng và thúc đẩy doanh số tái bán hàng.
1. Domino – Piece of the Pie Rewards
Chuỗi pizza hàng đầu thế giới là một trong những cái tên tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số thành công tại thị trường toàn cầu. Theo các tin tức R&D, vào năm 2019, Domino đã triển khai một chương trình đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết thông qua ứng dụng di động của thương hiệu với tên gọi Piece of the Pie Rewards. Trong đó, người dùng sẽ được nhận 10 điểm thưởng khi họ mua pizza từ Domino hoặc đối thủ cạnh tranh. Khi tích lũy đủ 60 điểm, người dùng sẽ được tặng một chiếc bánh pizza cỡ trung miễn phí.
Piece of the Pie Rewards hoạt động trên nền tảng ứng dụng riêng của Domino
Với thành công của Piece of the Pie Rewards, Domino đã cắt giảm được ngân sách quảng cáo, khai thác vào tệp khách hàng của đối thủ cạnh tranh, lan tỏa chiến dịch qua các phương tiện truyền thông và tạo đòn bẩy cho sự phát triển của xu hướng kỹ thuật số về xây dựng cộng đồng.
Piece of the Pie Rewards giúp Domino tiết kiệm nhiều ngân sách cho quảng cáo
2. Starbucks – Starbucks Rewards
Là một thương hiệu nổi tiếng với việc khai thác nguồn dữ liệu lớn (big data) để tạo ra những trải nghiệm người dùng tương thích với sở thích của họ, Starbucks đã phát triển thành công chương trình điểm thưởng thường niên dành cho khách hàng thân thiết bằng cách ứng dụng các xu hướng dữ liệu. Chương trình này bao gồm thẻ được liên kết với tài khoản của người dùng có thể được sử dụng để mua hàng tích điểm, quà tặng…, từ đó, thu thập điểm của người tiêu dùng để quy đổi phần thưởng.
Starbucks Rewards mang đến nhiều trải nghiệm mua hàng với tính cá nhân hóa cao
Bằng việc điều chỉnh trải nghiệm mua hàng trực tuyến và tại cửa hàng, Starbucks đã tận dụng hiệu quả các chiến thuật đa kênh để duy trì sự tham gia của người tiêu dùng, cá nhân hóa các yếu tố như phần thưởng sinh nhật, đồng thời, liên tục cải thiện và kết hợp những insight mới thông qua phân tích dữ liệu để mang đến sự nhất quán cho tổng thể chương trình.
Các ưu đãi từ chương trình khách hàng thân thiết của Starbucks khuyến khích người dùng tái mua hàng
3. Pepsi – PepCoin by PepsiCo
Hợp tác với PayPal và Venmo, Pepsi đã khởi động chương trình khách hàng thân thiết hoàn lại tiền đầu tiên vào năm 2019 với tên gọi PepCoin by PepsiCo. Theo đó, khi một người tiêu dùng mua đồ uống PepsiCo dạng single-serve cùng đồ ăn nhẹ Frito-Lay, họ sẽ quét mã trên túi và dưới nắp chai bằng điện thoại để tích lũy tiền.
Người dùng cần quét mã sản phẩm để được tích lũy tiền
Bằng cách tận dụng tốt xu hướng tiền xu đang phổ biến khi tích hợp nền tảng tài chính mạng, chương trình PepCoin by PepsiCo đã mang đến nhiều lợi ích cho thương hiệu giải khát hàng đầu thế giới. Người dùng hoàn toàn có thể truy cập thông qua các thiết bị di động, bao gồm ứng dụng của thương hiệu PepsiCo cùng với các đối tác dịch vụ tài chính bên thứ ba đáng tin cậy và quảng cáo đa kênh.
Chương trình PepCoin by PepsiCo mang đến nhiều phản ứng tích cực từ người dùng
4. Chipotle – Chipotle Rewards
Tương tự mô hình của Domino, chương trình khách hàng thân thiết đa nền tảng của Chipotle mang đến cho người dùng 10 điểm khi thanh toán đơn hàng trị giá 1 đồng đô la. Khi tích lũy đủ điểm bằng cách mua hàng trực tiếp tại cửa hàng, trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng, khách hàng sẽ được tặng các mặt hàng miễn phí. Theo các tin tức R&D, không chỉ đưa tổng doanh số và lợi nhuận của Chipotle vượt kỳ vọng, chương trình này còn góp phần tăng gấp đôi doanh thu từ hình thức bán hàng trực tuyến trong quý đầu tiên của năm 2019.
Chipotle Rewards giúp doanh số bán hàng trực tuyến của hãng tăng gấp đôi
Được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng kỹ thuật số, Chipotle Rewards vận hành theo hình thức tối giản và quản trị tốt. Sáng kiến công nghệ của thương hiệu thức ăn nhanh đến từ Mỹ dễ dàng sử dụng với mọi người dùng. Được tích hợp với hệ thống bán hàng, chương trình này đảm bảo sự tin cậy và tính minh bạch thông qua việc khuyến khích sự tham gia thường xuyên của khách hàng bằng cách đưa ra các ưu đãi theo ngày.
Chipotle Rewards được sử dụng thông qua ứng dụng trực tuyến
5. Subway – MyWay Rewards
Tương tự các chương trình khác trong bài viết, hệ thống phần thưởng của Subway xoay quanh ứng dụng trực tuyến và tài khoản người dùng mang tính cá nhân hóa. Bên cạnh việc cung cấp quà tặng miễn phí để ghi nhận các cột mốc mua hàng, MyWay Rewards thúc đẩy người dùng tham gia bằng cách trao các phần thưởng bất ngờ hoặc quà tặng sinh nhật.
MyWay Rewards thúc đẩy người tiêu dùng tái mua hàng thông qua các phần thưởng miễn phí
Sử dụng các phần thưởng ngẫu nhiên được thiết lập từ những mô hình bất quy tắc, chương trình của Subway đã đạt được những kết quả tích cực như thu thập dữ liệu cuối của người dùng, đề xuất phần thưởng dựa trên hành vi mua hàng và gia tăng lượng khách hàng bằng chiến lược tiếp nhận người dùng tương tự như những trò chơi di động.
Phần thưởng ngẫu nhiên là một điểm ấn tượng của MyWay Rewards
Khi xu hướng thương mại điện từ ngày càng phát triển, các doanh nghiệp F&B cũng phải xây dựng những chiến lược mới để bắt kịp dòng chảy, đồng thời gia tăng lòng trung thành của khách hàng và khuyến khích hoạt động tái mua hàng. Hy vọng, với những gợi ý từ 5 “ông lớn” của ngành F&B được cập nhật từ tin tức R&D trong bài viết, bạn đã có được những định hướng và kế hoạch phát triển cho thương hiệu của mình.