Để các loại thực phẩm được bảo quản lâu hơn và tránh các tình trạng hư hỏng sớm, đòi hỏi nhiều đơn vị phải ứng dụng chất bảo quản thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, chất bảo quản được cấp phép sử dụng cùng với các loại chất độc hại lại được bán tràn lan gây khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng. Nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại chất này, hãy cùng WIN Flavor tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Bài viết liên quan:

cac-don-vi-san-xuat-thuong-su-dung-chat-bao-quan-cho-thuc-pham

Các đơn vị sản xuất thường sử dụng chất bảo quản cho thực phẩm

1. Chất bảo quản thực phẩm là chất gì?

Chất bảo quản thực phẩm là một loại hóa chất tự nhiên hoặc tổng hợp góp mặt trong nhiều loại sản phẩm như đồ hộp, bánh, mứt, nước giải khát,… nhằm ngăn chặn quá trình biến đổi hóa học hoặc ngăn chặn các vi sinh vật gây ra tình trạng hư hỏng, giúp kéo dài thời gian sử dụng.

chat-bao-quan-giup-cac-loai-do-hop-lau-hu-hong-hon

Chất bảo quản giúp các loại đồ hộp lâu hư hỏng hơn

Thông thường người ta sẽ sử dụng các chất kháng khuẩn như natri nitrit, natri nitrat, sulfat hay dinatri EDTA trong quá trình chế biến thực phẩm để ngăn chặn các việc những loại vi khuẩn này hưởng tới chất lượng. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa như BHA hay BHT cũng được vận dụng để kéo dài thời gian sử dụng cho các loại đồ ăn, thức uống.

Các nhà sản xuất sẽ sử dụng các chất bảo quản thực phẩm một cách riêng lẻ hoặc kết hợp chúng lại với nhau theo một phương pháp bảo quản nhất định. Hiện nay có hai phương pháp bảo quản được sử dụng là kháng khuẩn để ngăn chặn các loại vi khuẩn, nấm mốc hay côn trùng phát triển và phương pháp ngăn quá trình oxy hóa  các chất có trong thực phẩm.

2. Nguồn gốc chất bảo quản thực phẩm

catechin-trong-la-tra-la-mot-chat-bao-quan-tu-nhien

Catechin trong lá trà là một chất bảo quản tự nhiên

Các chất được dùng để bảo quản thực phẩm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp một số chất thường được sử dụng và nguồn gốc của chúng.

Các hoạt chất tự nhiên:

  • Catechin: Đây là một chất chống oxy cực kì tốt và có thể trung hòa các gốc tự do. Hoạt chất này thường tồn tại nhiều nhất trong lá trà xanh.
  • Cacbonhidrat: Là những chất quen thuộc như đường, tinh bột hay ngũ cốc, cacbonhydrat là một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn và giúp cho vi khuẩn lactic phát huy tối đa việc làm chậm quá trình oxy hóa, cũng nhờ vào đấy mà thức ăn chậm bị ôi thiu hơn.
  • Nước chanh: Trong chanh có chứa axit citric và axit ascorbic có thể tiêu diệt các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm và giúp đồ ăn, thức uống để được lâu hơn.
  • Mật ong: Là một loại thực phẩm với tính chất đặc biệt và không bao giờ hư hỏng, mật ong có độ ẩm và độ PH rất thấp nên sẽ có thể chống lại sự gây hại của các loại vi khuẩn.

Các hoạt chất hữu cơ, vô cơ:

  • Hoạt chất có nguồn gốc hữu cơ:  các chất bảo quản hữu cơ thường là axit sorbic, axit axetic, axit benzoic, axit lactic hay axit fomic. 
  • Hoạt chất có nguồn gốc vô cơ: Sulfit, nitrat, nitrit, hypochlorite, hydro peoxit,….

3. Các loại chất bảo quản thực phẩm

3.1 Chất bảo quản thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên

Ngày nay, việc sử dụng các chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên được nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ưa chuộng. Những chất này không chỉ giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn mà còn không gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Những chất thường được sử dụng trong chế biến và bảo quản các loại đồ ăn thức uống là muối, dầu ăn, lá trà xanh,…. Khi góp mặt trong các công thức chế biến chúng không những không ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của sản phẩm mà còn tăng thêm độ thơm ngon, bắt mắt cho những món ăn này.

cac-loai-vi-sinh-vat-gay-hai-se-bi-kim-ham-boi-chat-bao-quan

Các loại vi sinh vật gây hại sẽ bị kìm hãm bởi chất bảo quản

Các chất bảo quản thực phẩm này sẽ hút đi nước thừa trong thực phẩm và kìm hãm sự phát triển của các loại vi sinh vật gây hại. Bên cạnh đó, quá trình oxy hóa cũng được ngăn chặn một cách hiệu quả, giúp đồ ăn không bị hư hỏng sớm.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên người tiêu dùng chọn lựa các thực phẩm có chứa chất bảo quản nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ sức khỏe và tránh những căn bệnh nguy hiểm do việc tích tụ nhiều chất gây hại. Do đó, để đảm bảo uy tín, các thương hiệu sản xuất nên tìm mua chất bảo quản thực phẩm từ tự nhiên và ứng dụng vào công thức của đơn vị mình.

3.2 Chất bảo quản thực phẩm nguồn gốc nhân tạo

Các chất phụ gia thực phẩm thường thấy như BHA, BHT, Natri Benzoat, Kali Nitrat hay Axit Benzoic là những chất có trong các loại đồ ăn đóng hộp, bánh kẹo, gia vị hay đồ uống. Những chất này có thể giúp thực phẩm kéo giữ vững được tính chất và hương vị trong một khoảng thời gian dài.

Không thể phủ nhận được khả năng bảo quản vượt trội mà những hóa chất này mang đến cho thực phẩm như ngăn ngừa tình trạng hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng và thậm chí là tăng thêm hương vị và màu sắc cho món ăn. Bên cạnh đó đây cũng là những chất dễ tìm mua và có giá thành khá rẻ trên thị trường. Tuy nhiên, những tác hại mà nó mang đến cho sức khỏe người tiêu dùng chính là một vấn đề cực kỳ nhức nhối.

4. Các lưu ý khi sử dụng chất bảo quản thực phẩm

4.1 Quy định về việc sử dụng chất bảo quản trong thực phẩm

Hiện nay, các chất bảo quản kém chất lượng và không có nguồn gốc rõ ràng được bày bán tràn lan. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng vì trục lợi mà lựa chọn những chất hóa học có hại này để thêm vào các sản phẩm của mình.

Để ngăn chặn tình trạng này và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các quy định sử dụng chất bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm đã được nêu ra rõ trong Nghị định số 178/2013 NĐ-CP với các nội dung như sau:

  • Nghiêm cấm việc sử dụng các chất bảo quản không có trong danh sách các chất được phép sử dụng cho việc chế biến, sản xuất thực phẩm.
  • Nghiêm cấm việc sử dụng các chất bảo quản gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và việc chế biến thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Nghiêm cấm sử dụng các chất không rõ nguồn gốc trong việc sản xuất và chế biến thực phẩm.

hoa-chat-bao-quan-tran-lan-tren-thi-truong

Hóa chất bảo quản tràn lan trên thị trường

4.2 Những chất bảo quản thực phẩm trong danh sách an toàn

Chất bảo quản thực phẩm an toàn được cấp phép sử dụng là những chất không gây hại cho người dùng và thân thiện với môi trường. Cụ thể là một số chất như E104 – một loại phẩm màu cho đồ uống, chất điều vị, chất điều chỉnh độ axit, chất ổn định, chống tạo bọt, chất chống oxy hóa,…

4.3  Những chất bảo quản thực phẩm trong danh sách cấm

Những hóa chất bị cấm do có độ độc hại rất cao và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Điển hình trong số những chất này chính là NaNO3 và NaNO, hai chất này tiềm ẩn những nguy cơ về các bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày cực kỳ cao. Bên cạnh đó, chất formaldehyde cũng được cảnh báo vì gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe như viêm đường hô hấp, hen phế quản và thậm chí là dẫn đến tử vong nếu nhiễm phải hàm lượng quá cao.

Việc bảo quản thực phẩm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các đơn vị sản xuất, nó không chỉ quyết định đến chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến uy tín mà bấy lâu nay doanh nghiệp rầu dựng. Do đó, quý doanh nghiệp cần phải lựa chọn những chất bảo quản và hương liệu an toàn và có cách sử dụng chất bảo quản thực phẩm đúng để đảm bảo được sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ danh tiếng thương hiệu.

win-flavor-se-cung-doanh-nghiep-nghien-cuu-cong-thuc-san-pham

WIN Flavor sẽ cùng doanh nghiệp nghiên cứu công thức sản phẩm

Tự hào là nhà cung cấp nguyên – hương liệu tự nhiên uy tín, WIN Flavor chính là đối tác hoàn hảo để đồng hành cùng các đơn vị trong quá trình tạo ra những sản phẩm vượt trội và chất lượng nhất. Hãy cùng đội ngũ R&D của chúng tôi để nghiên cứu ra những công thức có chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, an toàn giúp sản phẩm của đơn vị bạn ngày càng vươn xa hơn!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi WIN Flavor.