Đối với những doanh nghiệp tham gia vào thị trường nhanh biến động như F&B, việc không ngừng cập nhật tin tức R&D và các xu hướng liên quan đến sự phát triển của ngành là cực kỳ quan trọng. Nắm bắt được nhu cầu đó của các doanh nghiệp, bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn cái nhìn tổng quan về sáu xu hướng tiêu dùng thực phẩm và đồ uống lên ngôi trong năm 2019.
Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng thay đổi phức tạp hơn
1. Thực phẩm organic
Trong bối cảnh vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng đáng báo động và sự gia tăng trong nhận thức cũng như trong thu nhập thực tế của người tiêu dùng, organic trở thành một loại xu hướng thực phẩm được tiêu thụ đột biến trong năm 2019.
Theo Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017 của AC Nielsen, có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm organic cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Con số này vẫn tiếp tục gia tăng và ổn định đến nửa đầu năm 2019.
Các thực phẩm organic trở thành ưu tiên hàng đầu vì nhu cầu sức khỏe
Mặc dù để có được thực phẩm organic, người dùng phải chi tiêu nhiều hơn từ 3 – 5 lần so với các thực phẩm thông thường. Tuy nhiên, các khách hàng hiện nay vẫn sẵn sàng bỏ ra chi phí cao hơn để đổi lại sự an tâm về sức khỏe cho bản thân và gia đình. Điều này đánh dấu sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của người tiêu dùng Việt.
Có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm organic cho những bữa ăn hàng ngày
2. Thực phẩm có thành phần tốt cho sức khỏe
Bên cạnh thực phẩm organic thì thực phẩm có thành phần tốt cho sức khỏe cũng là một trong những xu hướng lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong năm 2019 theo tin tức R&D. Chắc hẳn, người dùng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình, không còn quá xa lạ với những cái tên như: gạo lứt, cá hồi, bông cải, việt quất,…
Nhờ vào sự phát triển internet, mạng xã hội và ảnh hưởng của food influencers, fitness influencers, phong cách sống lành mạnh từ các nước Mỹ, Nhật đã du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, từ nửa cuối năm 2017 đến nay, các thảo luận về “ăn uống healthy”, phương pháp ăn kiêng hạn chế carbohydrate (low carb, eat clean) và xu hướng thực phẩm mới (thực dưỡng, sữa hạt) cũng như “kiêng và thay thế phụ gia thực phẩm” (less is more) đã thực sự bùng nổ.
Người dùng ngày càng quan tâm đến tiêu dùng an toàn và sức khỏe
3. Giao hàng công nghệ
Nếu bạn đã từng nghe đến những cái tên đình đám như Grab Food, Go Food, Now Delivery,… thì bạn đã bắt kịp xu hướng của thị trường rồi đấy. Khi người dùng có thu nhập cao hơn và bận rộn hơn thì giao hàng công nghệ trở thành một thói quen tiêu dùng mới trong ngành F&B. Suốt nửa đầu năm 2019, thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam vô cùng sôi động bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các “ông lớn” ngành giao hàng công nghệ.
Theo nghiên cứu của GCOMM của tin tức R&D cho thấy, 99% người tham gia khảo sát sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần/tháng, trong đó có đến 39% người tham gia khảo sát đặt món thông qua ứng dụng 2-3 lần/tuần. Điều này chứng tỏ, giao hàng công nghệ dần bắt đầu nhen nhóm hình thành nhóm khách hàng thân thiết, chính là tiền đề mở ra tiềm năng to lớn cho thị trường này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Giao hàng công nghệ đã dần trở nên quen thuộc với tiêu dùng hiện đại
4. Ăn tối bên ngoài
Người tiêu dùng hiện nay không còn quá cứng nhắc trong việc dùng các bữa ăn truyền thống, thay vào đó, ăn tối và tụ tập bạn bè bên ngoài chính là xu hướng tạo nên sự sôi động của thị trường F&B. Có thể thấy, các hệ thống quán ăn đã mở rộng nhanh chóng trong năm 2019, trong đó, bao gồm cả thức ăn nhanh và cả những mô hình có thể dùng như bữa cơm gia đình ở bên ngoài.
Các bữa ăn tối bên ngoài thay cho việc nấu ăn tại gia để họp mặt gia đình dần trở nên phổ biến hơn
5. E-voucher
Hành vi tiêu dùng của khách hàng càng nâng cao, các doanh nghiệp F&B càng phải đáp ứng nhiều đòi hỏi khắt khe. Một trong những yếu tố chính phải suy xét là về vấn đề giá cả. Để linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh đồng thời thu hút nhiều khách hàng trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp, các E-voucher được hình thành và trở nên thành công ngoài mong đợi.
Các phần mềm như Meete, Jamja,… ra đời và nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Họ thường sẽ có thói quen săn khuyến mãi từ các thương hiệu lớn để trải nghiệm ẩm thực với mức giá rẻ hơn. Ngoài ra, trên các sàn giao dịch thương mại, E-voucher thường xuyên trở thành mặt hàng trao đổi chính. Cốt yếu của xu hướng này là phục vụ nhu cầu tiêu dùng rẻ hơn của các khách hàng quan tâm đến thương hiệu F&B.
Bằng cách giao dịch online và quét mã điện tử, khách hàng có thể dễ dàng nhận các ưu đãi từ thương hiệu
6. Thực phẩm “ngon”
Mặc dù thực phẩm ngon luôn là đích đến tìm kiếm của người tiêu dùng, tuy nhiên, đây chính là một trong những đề tài được trao đổi sôi nổi nhất trên mạng xã hội. Điều đó dẫn đến một thế hệ Food Reviewer phát triển sôi động – những người mà nhờ vào họ, người tiêu dùng sẽ biết đến nhiều hơn về các địa điểm món ăn ngon, bổ rẻ, đẹp mắt, với địa chỉ trải khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Các bài viết về địa điểm ăn ngon cũng được đăng tải nhiều hơn và nhận được lượt tương tác cực kỳ cao. Người dùng cũng sẵn lòng bỏ nhiều thời gian di chuyển để đến được nơi có quán ăn ngon, nổi tiếng trong cộng đồng F&B. Đơn cử như một hội nhóm chuyên đánh giá, nhận xét về các địa điểm ăn ngon ở Sài Gòn đã quy tụ được gần 450 nghìn thành viên, với lượng bài viết lên đến hơn 20 bài/ngày và đạt hơn 700 lượt tương tác (like, share, comment)/bài viết.
Thực phẩm ngon và địa điểm thưởng thức thực phẩm ngon trở thành một trong những đề tài được trao đổi sôi nổi nhất trên mạng xã hội
Theo tin tức R&D, trên đây là sáu xu hướng tiêu dùng thực phẩm và đồ uống lên ngôi trong năm 2019. Hy vọng, thông qua bài viết của chúng tôi, các doanh nghiệp F&B đã có cái nhìn linh động và toàn diện về sự biến đổi của thị trường, từ đó, nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng hiện tại.