Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến cho nền kinh tế Việt trải qua giai đoạn khó khăn. Nhờ chính sách kiểm soát dịch bệnh tốt từ Chính phủ, kinh tế đang dần phục hồi trở lại cùng với đó là ngành thực phẩm đồ uống với mức kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ hậu đại dịch.

Thời gian đại dịch diễn ra, đa số mọi người đều dành thời gian tại nhà và bắt đầu tập trung nâng cao sức khỏe hơn trước. Các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày được chú trọng hơn và sự chọn lựa hàng ngày cũng đang có sự thay đổi. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn những xu hướng nổi bật của ngành F&B cuối năm 2022.

Bài viết liên quan:

nganh-f-b-dang-co-nhung-thay-doi-trong-xu-huong-tieu-dung

Ngành F&B đang có những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng
(Nguồn: EHL Insights)

1. Thuận lợi và thách thức cuối năm 2022

1.1. Thuận lợi

Theo nhận định từ nhóm phân tích CTCK SSI về triển vọng tăng trưởng của ngành F&B tại Việt Nam năm 2022, giá sữa thế giới chưa được điều chỉnh nhiều dù cho khu vực Nam bán cầu đang bước vào mùa thu hoạch. Giá bơ và sữa vẫn duy trì ở mức cao do nguồn cung trên thế giới bị thắt chặt, sản lượng sữa ở Tây Âu và Đại Tây Dương đang thấp hơn dự kiến.

Đại dịch xảy ra làm thay đổi lối sống của người tiêu dùng. Mọi người dành thời gian ở nhà nhiều hơn và quan tâm đến sức đề kháng của cơ thể hơn và sống lành mạnh hơn. Điều này khiến cho xu hướng trong ngành thay đổi như sau:

  • Nhu cầu hồi phục sau khi thị trường mở cửa trở lại, có tác động mạnh mẽ hơn so với năm 2021
  • Người tiêu dùng có thị hiếu ngày càng cao với sản phẩm cao cấp, sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm đóng gói.
  • Theo Tổng cục Thống Kê, Kênh thương mại hiện đại hiện đang chiếm 10%-15% doanh thu F&B và đang duy trì đà tăng trưởng mạnh

kenh-thuong-mai-dien-tu-co-su-dong-gop-lon-vao-nganh-f-b

Kênh thương mại điện tử có sự đóng góp lớn vào ngành F&B
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

1.2. Thách thức

Để gặt hái được “quả ngọt” các doanh nghiệp ngành F&B hiện nay đã không ngừng nỗ lực vượt qua mọi trở ngại trong thời gian qua. So với năm 2021, trở ngại về giá nguyên vật liệu đầu vào đã được giảm đi đáng kể và thay vào đó là những lo ngại liên quan đến suy thoái kinh tế và nguy cơ lạm phát. 

Suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Nguyên nhân là do khi nhập khẩu hàng hóa, khu vực thông quan bị trì trệ khiến cho phí vận tăng cao, các doanh nghiệp F&B phải gánh chịu áp lực lợi nhuận biên giảm dần.

2. Xu hướng tiêu dùng ngành F&B năm 2022

Việt Nam là quốc gia duy nhất được Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022, Việt Nam đang có những bước tiến rất vững vàng nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Sự tăng trưởng diễn ra tại hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, đem đến cơ hội mới cho thị trường F&B

Động lực tăng trưởng của F&B chủ yếu dựa vào 2 nguồn chính: Đầu tiên là sự gia tăng trở lại của nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thứ hai lượng khách du lịch đến Việt Nam khởi sắc hơn so với khi đại dịch. 

xu-huong-tieu-dung-nganh-f-b-dang-thay-doi-ra-sao

Xu hướng tiêu dùng ngành F&B đang thay đổi ra sao
(Nguồn: Thrive Meetings and Events)

2.1. Phục vụ phân phối sản phẩm nhiều kênh

Trong hơn 2 năm Covid vừa qua, ngành F&B chứng kiến sự thay đổi chóng mặt. Hình thức bán đồ ăn online phát triển ngày càng mạnh mẽ vì nhu cầu hạn chế tối đa sự tiếp xúc. Mô hình “bếp ảo “ đang có xu hướng xuất hiện ngày một nhiều, góp phần giảm vốn đầu tư và chi phí vận hành. Hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào đơn hàng được giao đi.

Ngoài ra, hình thức phục vụ tại chỗ vẫn được nhiều người ưa chuộng vì họ không chỉ mua mỗi đồ ăn. Họ còn mua cả sự trải nghiệm, sự hạnh phúc khi được phục vụ. Ăn uống dần dần được nâng cấp lên thành hình thức hưởng thụ và giải trí của con người, giúp họ cảm nhận được.

Khi dịch bệnh qua đi, thói quen đặt hàng online vẫn được duy trì. Lúc này xu hướng bền vững và lâu dài của các doanh nghiệp vẫn là việc đầu tư vào các kênh online. Thế nhưng, khi ai cũng có thể bán hàng online như vậy thì thị trường sẽ bão hòa. Doanh nghiệp phải giải quyết bài toán hoạt động thế nào mới hiệu quả.

2.2. Tăng kênh phủ sóng, giảm diện tích mặt bằng

Hiện nay, các chủ kinh doanh ngành F&B đều cho rằng giá chi phí mặt bằng chính là khoản gánh nặng lớn nhất. Hàng loạt doanh nghiệp phải trả mặt bằng vì không đủ sức chi trả trong đợt dịch. 

Sau khi xã hội đã phần nào ổn định thì các vị trí đắc địa dùng để kinh doanh lại trở nên đìu hiu vì chưa thể tìm được khách thuê mới dù các chủ nhà đã đưa ra các khoản giảm giá và phương thức trả tiền thuê ưu đãi.

Đây là thời điểm vàng để những người kinh doanh mảng F&B lựa chọn địa điểm tốt, vừa ý với giá cả phải chăng. Với xu thế hiện nay, các cơ sở dịch vụ ăn uống nên thu gọn lại diện tích chỉ cần vừa đủ hợp lý. Chỉ cần một không gian vừa đủ với thiết kế đẹp, lạ mắt sẽ tăng đáng kể hiệu quả thu được.

xu-huong-phu-song-da-kenh-bat-dau-duoc-ua-chuong-hon

Xu hướng phủ sóng đa kênh bắt đầu được ưa chuộng hơn
(Nguồn: Unsplash)

2.3. Xu hướng tự phục vụ

Các nhà hàng kinh doanh trong ngành F&B theo kiểu truyền thống nên tận dụng quy trình của doanh nghiệp và bày bán thêm các món ăn đã qua sơ chế và đồ uống đóng chai để tăng mức lợi nhuận biên. Các dạng sản phẩm này thường được ưa chuộng vì có giá cả phải chăng và tiện lợi cho khách hàng.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ phục vụ tại bàn sang tự phục vụ có thể tiết kiệm được chi phí nhân sự và đảm bảo an toàn bằng việc hạn chế tiếp xúc lẫn nhau. Kéo theo đó là sự ra đời của dịch vụ phục vụ tận nơi theo yêu cầu của khách hàng của các nhà hàng trong bối cảnh thị trường mới.

2.4. Tinh gọn nhân sự

Nhân lực luôn là vấn đề được chú trọng trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh. Đối với ngành F&B, nhà hàng phải đối mặt với tình trạng mất đi người tài do việc cắt giảm nhân sự hoặc không tuyển dụng được người mới thay thế.

Do đó, điều cấp thiết hiện giờ của doanh nghiệp là tinh gọn bộ máy nhân sự và chi phí hoạt động của quán. Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc đào tạo nhân viên đa nhiệm hoặc ứng dụng các giải pháp công nghệ để khách hàng tự phục vụ, giảm chi phí nhân sự.

tinh-gon-nhan-su-giup-doanh-nghiep-tan-dung-toi-da-nguon-luc

Tinh gọn nhân sự giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực
(Nguồn: Unsplash)

2.5. Bùng nổ phương thức thanh toán

Ngày có càng nhiều hàng quán chọn cho mình việc đa dạng hình thức thanh toán để khách hàng lựa có sự lựa chọn linh động hơn. Một số nhà hàng còn áp dụng thêm menu điện tử. Khi cần gọi món, khách hàng chỉ việc scan mã QR trên bàn và chọn món rồi thanh toán.

Xu hướng này thúc đẩy các đơn vị kì lân công nghệ trên thị trường như Momo, Zalopay, VNQR,… bắt tay nhau để đưa ra các gói giải pháp tổng hợp cho ngành F&B và đem đến sự chuyển mình mới cho các đơn vị kinh doanh ẩm thực truyền thống ở Việt Nam. Sự chuyển đổi số này đang dần dần được khách hàng chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

Đại dịch COVID-19 đã có những tác động nhất định đến hành vi của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp F&B cũng phải nhanh chóng thích ứng và thay đổi như việc xây dựng kế hoạch marketing, đẩy mạnh các kênh online,… là những bước đi cần thiết giúp doanh nghiệp trở mình sau dịch bệnh.

buoc-dem-moi-cho-thanh-toan-dien-tu

Bước đệm mới cho thanh toán điện tử
(Nguồn: Unsplash)

Qua 5 xu hướng tiêu dùng ngành F&B trên được WIN Flavor chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn sẽ chủ động nắm bắt xu hướng mới và trang bị những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn thành công!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi WIN Flavor