Có anh bạn cùng tuổi, thích sưu tập và nghiên cứu về một loại đồ cổ tâm sự: tôi có mấy điều hay lắm về lĩnh vực của tôi và tôi rất thích sẽ có lúc nào đó chia sẻ với cộng đồng như ông chia sẻ về trải nghiệm khách hàng. Mình nói: hay quá, just do it. Có vẻ suy tư một lúc ông bạn dường như nói ra “insight” thầm kín mà thật của bản thân: nhưng tôi phải tích lũy đã, chứ viết ra vài bài hết cái chia sẻ thì làm sao?

Xin thưa với ông bạn, và ai đang có suy nghĩ giống như thế, bao gồm cả tâm lý giữ cái mình biết làm của riêng, sợ người khác biết giống mình, là thế này: bạn càng chia sẻ bạn càng ra nhiều ý tưởng hay để chia sẻ. Ngược lại, bạn sẽ dừng lại ở mấy idea nghèo nàn đó thôi. Hồi xưa tôi không có nhiều ý tưởng như giờ, nhưng bây giờ, idea nó cứ chạy vào đầu hàng phút, chứng kiến cái gì nó cũng thành chuyện, chỉ là không có thời gian để viết mà thôi.

Sẽ chia tri thức – kết nối thành công

Và đây là 7 lợi ích của việc chia sẻ mà tôi thấy:

1/ Giúp ta điều chỉnh được sự hiểu biết của mình. Bạn không thể biết suy nghĩ của mình nó rơi vào đâu; hay dở, đúng sai như thế nào nếu mãi giữ trong đầu, trong sổ tay của bạn hay thậm chí trong phòng họp của công ty bạn. Kể cả kiến thức của bạn đã đúng. Nhưng đúng hôm nay, ngày sau có thể thành sai.

2/ Nếu bạn là lãnh đạo, và ở công ty bạn nói ai cũng gật đầu; có thể biến bạn thành chuyên quyền và áp đặt vì bạn quá quen với việc bạn nói điều gì cũng “chuẩn cmnr”. Cái đó dần nó trở thành một phần con người bạn, thành thái độ sống của bạn khi ra ngoài xã hội. Và nó khiến bạn trở thành người quen với sự không thể linh hoạt, tôi không nói linh hoạt chân tay, tôi nói đến tư duy.

3/ Không có tương tác thì không có sáng tạo vì hai ý kiến khác nhau “chạm” vào nhau thì ra idea mới, đó là sáng tạo. Nếu nó không “vấp” vào đâu, thì idea của bạn luôn là idea cuối cùng nên bạn không vượt ra khỏi điều đang có hiện tại. Bạn đứng tại chỗ khi trái đất vẫn quay, tệ hơn nữa là nó đang quay với tốc độ nhanh hơn

4/ Chia sẻ là bạn có thể gây ảnh hưởng lên người khác, lan tỏa được những điều bạn cho là đúng. Chia sẻ bạn sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn. Những lời khen là động lực cho bạn. Lời phản biện là nguồn học hỏi cho bạn. Chỉ cần nhớ là phải có niềm tin với điều bạn chia sẻ và authentic nên là tuân chỉ số một khi phơi bày mình với công chúng. Vì chỉ có cách đó mới khiến bạn nhất quán trong các thông điệp của mình.

5/ Có thể tìm được bạn mới, nhân viên mới hoặc đối tác làm ăn mới vì bạn biết ai sẽ phù hợp sau nhiều tương tác và sau một thời gian đủ dài, thay vì một vài cuộc phỏng vấn được định trước, nó không chính xác khi chọn người.

6/ Bạn sẽ được thảo luận với nhiều người mà ngoài đời khó mà gặp nhau. Có thể bạn nói “tôi đọc chia sẻ của các anh ấy hàng ngày” nhưng sự học sẽ giảm hiệu quả nhiều, thậm chí có thể hiểu sai khi bạn chỉ là “người quan sát”. Khi bạn discuss bối cảnh và trường hợp cụ thể bạn gặp phải, sẽ học được nhiều hơn.

7/ Giúp được người khác bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn. Đóng góp nhỏ hay lớn đều có ý nghĩa của nó “một người cho đi 1000, đó là câu chuyện của chỉ một người. 1000 người cho đi 1 thì nó là câu chuyện của cả 1000 người và 1000 người sẽ có sức lan tỏa đến các 1000 người tiếp theo” – đây là nội dung tin nhắn của một anh bạn tôi. Tôi tin, xã hội phát triển theo cách như vậy. Do đó, đừng nghĩ rằng phải có đóng góp lớn mới làm, vì nếu vậy, ngày đó rất có thể sẽ không đến.

Cuối cùng, bạn nói ra điều gì, bất cứ điều gì, dù đúng đến mấy cũng sẽ có người thấy nó sai, vì giá trị, niềm tin, tầm nhìn, góc nhìn hoặc mục tiêu khác nhau. Họ có thể thấy bạn ngớ ngẩn, ngu… . Sợ bị người khác hiểu nhầm, sợ người khác nghĩ mình ngu? Thì cách duy nhất là im lặng, không chia với sẻ gì và đừng comment bày tỏ chính kiến với ai cả.

Vậy bí quyết để chia sẻ với công chúng có vẻ như phải cần một điều kiện, đó là “dám ngu”

…….

Bạn đang ở zone nào trong hình trên?

Hình ảnh: không mô tả nội dung bài viết, nhưng có chút liên quan. Bạn đang ở zone nào?

Nguyễn Dương, CCXP

Foodtechmaster.vn – Tin tức R&D thực phẩm Việt Nam