Các tin tức R&B từ thị trường đều cho thấy dịch bệnh Corona đang kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến toàn nền kinh tế, đặc biệt là ngành hàng F&B Trung Quốc.
Theo các tin tức R&D mới nhất được ghi nhận, sự bùng phát bất ngờ của chủng virus nCoV khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng và nặng nề nhất là Trung Quốc. Mọi hoạt động thương mại dịch vụ đều bị ngưng trệ khiến đất nước hơn 1 tỷ dân này rơi vào cảnh khủng hoảng nghiêm trọng. Trong đó, ngành F&B tại thị trường này đang phải đối mặt với nhiều thử thách để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ngành F&B Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu thực phẩm trầm trọng
1. Tổng quan tình hình dịch bệnh và hệ quả
Bệnh viêm phổi cấp tính nặng Covid19 hay từng được gọi là 2019-nCoV là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ người sang người. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào 31/12/2019 sau đó nhanh chóng lây lan rộng rãi ở quy mô toàn cầu. Covid19 chủ yếu ảnh hướng đến đường hô hấp, làm giảm số lượng bạch cầu dẫn đến các tình trạng suy hô hấp, nhiễm trùng máu và có khả năng gây tử vong. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế WHO, đến sáng ngày 20/2, đã có hơn 75.000 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn thế giới và hơn 2.000 người tử vong.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là quốc gia thương mại hàng đầu, do đó, sự trì trệ kinh tế do Corona cũng đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu. Các nhà kinh tế dự đoán mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 4,5% trong quý đầu 2020, giảm 1,5% so với mức 6% ở quý trước.
Đại dịch Corona khiến nền kinh tế thế giới có nguy cơ bị khủng hoảng nghiêm trọng
Sự sụt giảm nghiêm trọng của quốc gia này tác động đến hầu hết các công ty lớn trên thế giới, vì các nhà máy được đặt tại đây đều phải trì hoãn mở cửa. Đối tác sản xuất của Apple tại Trung Quốc – Foxconn, hay một số nhà sản xuất ô tô lớn như Nissan và Hyundai cũng phải đối mặt với tình trạng tạm thời đóng cửa. Doanh thu toàn cầu cũng được dự đoán sẽ giảm từ 4 – 5 tỷ đô la do mọi hoạt động thương mại và du lịch cũng bị kéo vào cuộc trì hoãn.
Tuy nhiên, cũng có một số tin tức R&D rất đáng mừng như số lượng bệnh nhân hồi phục đang tăng nhanh chóng, số người tử vong giảm dần hay việc nghiên cứu và chế tạo vaccine đặc trị đang có nhiều dấu hiệu khả quan.
2. Tác động của dịch bệnh đến ngành F&B
Giữa bối cảnh đại dịch đang gặm nhấm nền kinh tế thế giới thì lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ là ngành F&B. Các nhà máy đóng cửa khiến cho sản lượng nguồn cung thực phẩm giảm mạnh, đồng thời các hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm cũng bị tạm ngưng khiến cho tình trạng ngành này càng thêm trầm trọng.
Chuỗi cung ứng trì trệ
Ngành vận tải bị tắc nghẽn gây ra những khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào, khiến các công ty không thể bắt tay vào sản xuất. Hạn chế về di chuyển còn dẫn đến tình trạng thiếu lao động. Nhiều công ty đã cho công nhân nghỉ phép để đối phó với dịch bệnh khiến họ không có đủ nguồn lực để hoạt động. Một số lượng lớn lao động ở Trung Quốc là người nhập cư, họ đã trở về quê vào dịp Tết Nguyên Đán và không thể quay lại vì dịch bệnh.
Lệnh cấm di chuyển khiến các hoạt động sản xuất cũng không thể diễn ra
Bên cạnh đó, lệnh cấm vận chuyển gia cầm sống (một tác nhân được cho là có nguy cơ mang mầm gây bệnh) đã khiến nông dân không có cơ hội cung cấp gà và trứng ra thị trường. Theo tin tức R&D, nguồn cung gà và vịt trên thị trường ước tính đã giảm khoảng 50% sản lượng. Nguồn cung cấp thịt gia súc cũng đang trong tình trạng giảm mạnh do tác động kéo dài của dịch sốt lợn ở châu Phi. Tình trạng này khiến chuỗi cung ứng thực phẩm Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài.
Người dân Trung Quốc đối diện với nguy cơ thiếu thực phẩm sạch do lệnh cấm di chuyển
Thiếu nguồn cung chất lượng
Quá trình trồng trọt các loại cây lương thực chính như lúa mì, gạo và rau quả sẽ bị ảnh hưởng nếu dịch bệnh tiếp tục bùng phát trong giai đoạn gieo trồng mùa xuân – mùa trồng trọt năng suất nhất trong năm.Đây là một “báo động đỏ” của các vấn đề an ninh lương thực.
Trung Quốc sẽ bị thiếu hụt thực phẩm nghiêm trọng nếu dịch bệnh kéo dài
Các nguồn cung cấp thực phẩm chế biến cũng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Chỉ có 24% nông sản được các hộ gia đình tiêu thụ trực tiếp, trong khi 76% còn lại được sử dụng làm nguyên liệu chế biến ra các thành phẩm khác. Trước bối cảnh bùng nổ của dịch, nhiều nhà hàng và cơ sở chế biến phải đóng cửa, quá trình sản xuất không thể diễn ra.
Xuất nhập khẩu
Sự gián đoạn sản xuất và vận chuyển cũng làm gián đoạn hoạt động thương mại với các quốc gia khác. Theo các tin tức R&D, Trung Quốc chi trả hơn 20 tỷ đô la một năm để nhập khẩu nông sản. Nếu các cửa khẩu hải quan vẫn đóng chặt trong thời gian tới, áp lực về nguồn cung lương thực sẽ thêm đè nặng lên quốc gia này, nguy cơ bất bình ổn thị trường có thể sẽ diễn ra. Đồng thời, các nhà cung cấp thực phẩm cho Trung Quốc cũng không thể tránh khỏi tình trạng dư thừa và không có thị trường tiêu thụ.
Hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc đang bị gián đoạn
Dịch bệnh Corona không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc mà còn ở phạm vi toàn cầu. Trong đó, ngành F&B – một ngành vốn dĩ đã rất khó khăn để đạt mức cân bằng, lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hy vọng trong thời gian sớm nhất, chúng ta có thể nghe thấy những tin tức R&D tích cực từ kinh tế nói chung và ngành hàng F&B nói riêng.