Đừng để sự thất vọng khi nhận được lời từ chối tuyển dụng đánh bại. Hãy quay lại ứng tuyển nếu nhận thấy bản thân đã có đủ kinh nghiệm và kỹ năng sống.

Trải qua một số lần bị nhà tuyển dụng từ chối sẽ khiến bạn cảm thấy thất vọng, tuy nhiên, nó cũng mang lại những bài học mới: giúp chúng ta biết bản thân sai ở đâu và nên làm gì để khắc phục. Sau một thời gian trau dồi kỹ năng sống lẫn kinh nghiệm, những tiêu chí bạn từng không phù hợp có thể đã được bổ lấp, hãy quay lại đường đua ứng tuyển. Nếu bạn chưa có đủ tự tin? Dưới đây là một số lý do để bạn cân nhắc đến việc thử lại lần nữa với công việc mơ ước.

kỹ năng sống

Tái ứng tuyển vào một vị trí đã bị từ chối nếu bạn cảm thấy mình đã trau dồi đủ kỹ năng cần thiết

1. Chuẩn bị đầy đủ mọi điều cần có cho vị trí sắp ứng tuyển

Có thể bạn đã quên đính kèm một lá thư giới thiệu vào email xin việc hoặc ứng tuyển chưa đúng cách khiến hồ sơ trượt khỏi vòng đầu tiên. Vì vậy, hãy thử làm lại theo đúng quy trình của bên tuyển dụng.

Trong trường hợp bạn chưa vượt qua được các bài đánh giá năng lực, hãy chủ động bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn cho vị trí đó và mạnh dạn tái ứng tuyển thêm một lần nữa.

kỹ năng sống

Sự chuyên nghiệp luôn cần thiết để chinh phục nhà tuyển dụng

Khi đi xin việc, hãy đảm bảo thư xin việc, sơ yếu lý lịch và LinkedIn của bạn được cập nhật đầy đủ các thông tin về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng sống, khả năng sử dụng công cụ tin học và trình độ ngoại ngữ. Những tài liệu này sẽ trực tiếp vẽ ra câu chuyện về con người bạn và thể hiện những gì bạn đã làm được, sẽ làm được. Một nhà tuyển dụng sẽ dành trung bình 6 giây để xem hồ sơ của ứng viên. Vì vậy, nếu bạn không chắc đã chuẩn bị chúng đủ ấn tượng và chuyên nghiệp thì hãy cân nhắc đến việc thuê ngoài.

2. Vị trí công việc đã được đăng tuyển nhiều lần

Mỗi tổ chức lớn có thể nhận đến từ 200 – 300 đơn ứng tuyển cho một vị trí. Nếu hồ sơ của bạn mang số thứ tự 200, rất có thể họ đã không xem qua. Khi đăng ký lại công việc, hãy thử kết nối với ai đó trong tổ chức để giúp lý lịch của bạn được ưu tiên. Chuyên gia tuyển dụng Amanda Fulginity của thương hiệu Old Navy khuyên bạn đừng chỉ gửi hồ sơ và cầu nguyện mà hãy thực hiện các kết nối có ý nghĩa và đưa hồ sơ bạn vào tay đúng người.

kỹ năng sống

Người ứng tuyển sớm thường có lợi thế hơn

3. Kỹ năng làm việc của bạn đã cải thiện nhiều

Có thể, bạn đã vượt qua được các vòng phỏng vấn và tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, nhưng thật không may, có một ứng viên khác nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Sau nhiều tháng trôi qua, bạn phát triển hơn về cả kỹ năng làm việc lẫn kỹ năng sống, nâng cao khả năng và vai trò của bản thân trong công việc cũng như bổ sung thêm nhiều kiến thức mới. Nếu bạn vẫn nhìn thấy vị trí mình từng mơ ước được đăng tuyển lại và nó vẫn là một cơ hội việc làm hấp dẫn thì đây chính là lúc bạn chinh phục nó.

kỹ năng sống

Cải thiện kinh nghiệm và kỹ năng sống giúp bạn đạt vị trí cao hơn trong công việc

Cách tốt nhất để tìm hiểu thêm về những thứ bạn cần trau dồi để phù hợp hơn với một vị trí nào đó chính là chủ động hỏi những cá nhân đang làm ở vị trí tương tự. Họ sẽ giúp bạn chỉ ra những lỗ trống mà bạn cần điền, việc này còn giúp bạn bày tỏ ý chí cầu tiến của bản thân.

4. Một vị trí tương tự cũng được đồng thời đăng tuyển

Nếu bạn đã từng bị từ chối ở một vị trí nhưng lại có một công việc tương tự ở cấp thấp hơn, bạn cũng nên thử tái ứng tuyển vào vị trí đó. Miễn là công việc là một bước tiến hợp lý trong sự nghiệp thì đây vẫn là cơ hội tuyệt vời. Vị trí này còn vạch ra lộ trình phát triển rõ ràng, cho bạn biết rằng có một vị trí cao hơn trong bộ phận này mà bạn có thể đạt được. Hãy đảm bảo luôn tạo một mối quan hệ chuyên nghiệp với các nhà tuyển dụng, ngay cả khi họ từ chối đơn ứng tuyển của bạn. Với sự chuyên nghiệp, bạn có thể giữ được cơ hội trong tương lai.

kỹ năng sống

Hãy chắc chắn rằng bạn đang gõ đúng cánh cửa

Tất nhiên sẽ có những lúc bạn bị từ chối vì lý do không phù hợp. Bạn có thể có đầy đủ kinh nghiệm và kỹ năng sống phù hợp cho một vị trí nhưng đôi khi người tuyển dụng chưa nhận ra được giá trị thực sự mà bạn có thể mang lại cho đội ngũ của họ. Tuy nhiên đừng cảm thấy buồn trong tình huống này, thay vào đó, hãy chủ động tìm cách cửa khác cho chính mình.

Nỗi sợ có thể kìm hãm chúng ta trong quá trình ứng tuyển lại một công việc từng bị từ chối. Trong những tình huống xấu nhất chính là bạn đã phí hàng giờ liền để thiết kế CV, điền form nhưng không mang lại lợi ích gì. Trong trường hợp tốt nhất, nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn rất phù hợp ngay sau khi xem hồ sơ. Săn việc làm cần sự kiên trì, và sử dụng toàn bộ sức mạnh tinh thần. Đừng quên trau dồi cho mình kỹ năng cần thiết cho công việc lẫn kĩ năng sống mỗi ngày để tỏa sáng hơn trong con đường sự nghiệp nhé!