Thực phẩm lành mạnh đang bùng nổ trên toàn cầu. Cùng điểm qua các xu hướng ẩm thực nổi bật trong năm 2020 bằng những tin tức R&D mới nhất trong lĩnh vực F&B nhé!

Người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Họ quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố sức khỏe, tính bền vững và các vấn đề xoay quanh bảo vệ môi trường. Để đáp ứng được nhu cầu đó, nhiều nhà sản xuất đang không ngừng cải tiến và cho ra đời những loại thực phẩm mới. Tiếp nối phần 1 trong bài viết trước, phần sẽ tiếp tục điểm qua những tin tức R&D mới nhất về các xu hướng ẩm thực lành mạnh sẽ “bùng nổ” trong năm 2020.

tin tức R&D

Thực phẩm tốt cho sức khỏe ngày càng được ưa chuộng

1. Các loại bột mới

Những loạt bột có nguồn gốc từ trái cây và rau củ có khả năng sẽ thay thế bột mì trong năm 2020. Bột từ dừa và yến mạch đã và đang được ưa chuộng nhưng trong tương lai còn có sự góp mặt của bột chuối và bột súp lơ. Với hàm lượng protein và chất xơ cao nhưng lại chứa ít carbohydrate, những loại bột từ thực vật này sẽ giúp hạn chế tình trạng béo phì liên quan đến tinh bột. Bên cạnh đó, sự phát hiện của những nguyên liệu mới này còn hứa hẹn sự ra đời các thực phẩm sáng tạo liên quan.

tin tức R&D

Bột mì có thể bị thay thế trong tương lai

2. Đồ uống và thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Lý do hàng đầu khiến người tiêu dùng chọn các thực phẩm từ thực vật là khả năng  kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe. ¼ dân số Mỹ được khảo sát cho biết họ đang vạch ra một kế hoạch dinh dưỡng cho bản thân với mục đích tăng cường sức khỏe lâu dài với chế độ ăn thuần chay hoặc nhiều rau củ quả. Xu hướng sử dụng sữa hạt thay cho sữa bò có thể được xem là một minh chứng rõ nét cho việc người tiêu dùng đang dịch chuyển sang tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

tin tức R&D

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt

Đậu nành là nguồn cung cấp protein từ thực vật hiệu quả nhất. Tuy nhiên các triệu chứng dị ứng với đậu nành ở người dùng thôi thúc các nhà sản xuất thực phẩm tìm kiếm những nguồn thực phẩm thay thế. Theo các tin tức R&D đầu năm 2020, lượng tiêu thụ đậu nành được dự báo sẽ giảm và thay vào đó các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu xanh, hạt cây gai dầu, bí ngô, bơ và dưa hấu sẽ gia tăng. Những sản phẩm được chế biến từ các nguyên liệu này hứa hẹn sẽ tạo nên cú bùng nổ trong 5 năm tiếp theo.

tin tức R&D

Các loại hạt sẽ thay thế nguồn protein từ động vật trong tương lai

3. Mít sẽ thay thế thịt

Tin tức R&D đáng bất ngờ nhất có lẽ là mít có thể thay thế thịt trong tương lai. Trên thực tế, cấu trúc của mít hoàn toàn giống với thịt, cũng như hàm lượng sắt, canxi, chất xơ, kali và vitamin trong mít cao đã làm cho loại thực phẩm này ngày càng được phổ biến và ưa chuộng.

tin tức R&D

Mít có chứa thành phần dinh dưỡng tương tự như thịt

Trong khi mít chín được dùng như một món tráng miệng thì mít non có thể là thành phần thay thế thịt trong các món cà ri, thịt kho hay thậm chí thịt nướng với sốt salsa kiểu Mexico. Vị của mít non được đánh giá là trung tính và dễ dàng kết hợp với các loại sốt hay gia vị. Hạt mít cũng có thể tận dụng để làm thức ăn bằng cách nấu chính hoặc nghiền thành bột.

4. Dùng bữa tại chỗ

Ăn uống và mua sắm cùng lúc, cùng địa điểm được xem là một thói quen mới đang bùng nổ trên khắp thế giới. Xu hướng này không chỉ giúp mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề của ngành F&B. Trước hết, nó khai thác tối đa nhu cầu thưởng thức ẩm thực của các tín đồ shopping nhờ vào sự tương đồng trong hai nhóm khách hàng này.

tin tức R&D

Sự tích hợp trong xu hướng mới giúp nâng cao trải nghiệm ẩm thực của người tiêu dùng

Thứ hai, mô hình này còn giúp tiết kiệm chi phí thuê nhà hàng giữa bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng mất kiểm soát về giá. Những trung tâm thương mại lớn ngày nay đều dành ra nhiều không gian để phát triển khu ẩm thực đa dạng. Bên cạnh đó, chi phí đóng gói và vận chuyển cũng được tối ưu hóa với xu hướng này.

tin tức R&D

Không gian nhà hàng Citron được tích hợp trong cửa hàng thời trang Jacquemus

5. Đồ ăn vặt lành mạnh

Người tiêu dùng hiện đang tìm kiếm những thức ăn tiện lợi để phù hợp hơn với lối sống bận rộn nhưng vẫn giúp thỏa mãn cơn đói và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Lý do trên đã khiến thị trường thức ăn vặt trở nên sôi động trong những năm gần đây. Theo báo cáo năm 2019 của Mintel, 66% người trưởng thành thừa nhận ăn vặt ít nhất một lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, thức ăn vặt còn góp phần giúp họ cảm thấy bớt căng thẳng và lo âu.

tin tức R&D

Đồ ăn vặt lành mạnh có thể thay thế các bữa ăn phụ trong ngày

Đồ ăn vặt và cách ăn vặt đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Các công ty thực phẩm đang bắt tay vào việc ra mắt các loại snacks lành mạnh hơn. Đồ ăn vặt ngày nay không còn mối nguy hại cho sức khỏe mà thậm chí còn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Những nguyên liệu thực phẩm giàu dinh dưỡng hay thậm chí là thực vật hữu cơ đều đang bắt đầu được đưa vào các dây chuyền sản xuất để cho ra đời những gói snacks kiểu mới.

tin tức R&D

Các thương hiệu đang chuyển sản sử dụng nguyên liệu thực vật cho các dòng snack

Những tin tức R&D mới nhất trong bài viết trên về các xu hướng ẩm thực đều cho thấy sự dịch chuyển sang tiêu dùng thực phẩm tốt cho sức khỏe đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các nhà sản xuất đang bắt tay vào việc cho ra đời những loại thực phẩm lành mạnh hơn và người tiêu dùng có những lựa chọn tốt hơn. Để hiểu hơn về những xu hướng nổi bật khác, bạn đọc có thể theo dõi phần 1 của bài viết nhé.