Tái chế đóng vai trò là một trong ba giải pháp hàng đầu mang đến tác động tích cực cho môi trường, bao gồm cắt giảm, tái sử dụng và tái chế. Theo tin tức thị trường R&D mới nhất, người tiêu dùng ngày càng nâng cao ý thức về môi trường và quan tâm đến việc tái chế. Song song với những nỗ lực đó, các thương hiệu, nhà tái chế và ngành công nghiệp đóng gói đang thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để cho phép tái chế nhiều hơn.
Thương hiệu hành động
Các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói đang đặt ra các mục tiêu, cam kết tái chế và phát triển dòng bao bì thực phẩm có thể tái chế. Những mục tiêu và cam kết này phù hợp với giá trị doanh nghiệp và sự quan tâm của người tiêu dùng trong việc giảm tác động của bao bì đến môi trường, đồng thời, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Các công ty thực phẩm như Coca-Cola, Danone, McDonald, Nestlé, Starbucks, PepsiCo…thường xác định mục tiêu rõ ràng. Danone cam kết tăng vật liệu tái chế trong chai nước từ 25% lên 100% vào năm 2025. McDonald sẽ tiến hành tái chế tại 36.000 địa điểm trên toàn thế giới từ năm 2025.
Việc gắn liền các mục tiêu chung và riêng giúp liên kết các công ty và tối ưu hóa nguồn lực cho các nỗ lực tái chế. Đây cũng là tiền đề ra đời của nhiều tổ chức toàn cầu về môi trường và tái chế. Hoàn thành các mục tiêu và cam kết đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu thiết kế và truyền đạt khả năng tái chế đến người tiêu dùng. Ngoài ra, điều này cón giúp phổ biến kiến thức về bao bì thực phẩm tái chế có thể phân tách tại các trung tâm tái chế, việc đánh giá sự di chuyển các hợp chất từ bao bì tái chế và phương pháp phát hiện nhanh để xác định chất lượng bao bì trong đóng gói thực phẩm.
Các thương hiệu thực phẩm lớn đều đề ra mục tiêu dài hạn để thúc đẩy việc tái chế
Đảm bảo chất lượng bao bì PCR
Một nền kinh tế tuần hoàn có thể đạt được nếu các nhà tái chế có thể cung cấp bao bì tái chế sau tiêu dùng (PCR) chất lượng cho đóng gói thực phẩm. Khi nguồn cung được thắt chặt, việc tiếp cận và tìm nguồn cung ứng nguyên liệu tái chế chất lượng đang trở thành bài toán nan giải.
Susan Hansen, chiến lược gia toàn cầu của Rabobank cho biết, các chiến lược bền vững sẽ thúc đẩy quá trình tái chế và nhu cầu về vật liệu đóng gói tái chế phù hợp được dự báo sẽ tăng lên. Ví dụ, để đạt được tầm nhìn về một thế giới không lãng phí, Coca-Cola đã đầu tư vào quy trình xử lý tái chế PET của Ioniqa Technologies.
Xử lý tái chế PET không những giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường
Trọng tâm là đảm bảo chất lượng nguyên liệu tái chế để cho phép các thương hiệu đạt được các mục tiêu bền vững. Tuy nhiên, việc cải thiện chất lượng nguyên liệu tái chế không phải lúc nào cũng dễ dàng. Theo nguồn tin tức R&D thì quy trình thu hồi monoethylene glycol sau khi tách, tinh chế và kết hợp với dimethyl terephthalate để sản xuất PCR PET đạt hiệu quả thấp.
Hơn nữa, người tiêu dùng chưa được cung cấp kiến thức về những gì có thể tái chế cũng như việc vận chuyển bao bì có thể tái chế và không thể tái chế. May mắn thay, nhiều quy trình có thể tạo ra bao bì PCR chất lượng có thể được sử dụng để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như Công nghệ thực vật Kreyenborg và Lớp phủ Reifenhäuser.
Chất lượng nguyên liệu tái chế luôn là trọng tâm của mục tiêu phát triển bền vững
Gần đây, việc luật pháp của Trung Quốc và Ấn Độ hạn chế nhập khẩu bao bì tái chế không tinh khiết đã dẫn đến tình trạng thiếu giấy tái chế. Vì vậy, điều này đã thúc đẩy quá trình đầu tư vào ngành tái chế giấy bìa của Hoa Kỳ. Những khoản đầu tư này sẽ tạo nên sự tăng trưởng cho ngành, dự kiến đạt 10% vào năm 2020.
Hướng dẫn về tái chế
Người tiêu dùng thường nhầm lẫn về những gì có thể và không thể tái chế. Do đó, cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng điều vô cùng cần thiết. Tái chế ngày càng trở nên phổ biến bởi sự đơn giản trong xử lý. Hiện tại, 55% người tiêu dùng Hoa Kỳ áp dụng việc tái chế. Tuy nhiên, 25% vật liệu có thể tái chế được thu thập từ người tiêu dùng bị ô nhiễm. Việc đảm bảo nguồn cung cấp bao bì không bị nhiễm bẩn có thể mang lại nguồn cung PCR với chi phí thấp hơn.
Quy định pháp luật được áp dụng tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã làm tăng tỷ lệ tái chế do hướng dẫn phù hợp và khuyến khích tài chính cho người tiêu dùng. Ví dụ, ở Oregon, tỷ lệ tái chế các thùng đựng đồ uống đạt 90% sau khi thông qua chương trình ký gửi chai.
Người tiêu dùng cần có hướng dẫn cụ thể và rõ ràng để áp dụng vào quy trình tái chế
Việc phổ biến các quy định tái chế đã được phê duyệt sẽ cho phép các công ty toàn cầu sử dụng bao bì PCR một cách nhất quán, đồng thời, cho phép tìm nguồn cung ứng bao bì PCR để đạt được mức giá theo khối lượng của vật liệu đóng gói nguyên chất. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ ban hành những quy định riêng biệt về tái chế, do đó, cần có thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt và áp dụng.
Qua các nghiên cứu và tin tức R&D được cập nhật định kỳ về vấn đề tái chế bao bì thực phẩm, chúng ta có thể thấy được sự bùng nổ mạnh mẽ của các quy trình tái chế. Tất cả chúng ta nên tìm hiểu kỹ những thông tin và quy định tái chế cần thiết để biết cách áp dụng hợp lý, góp phần bảo vệ môi trường.