Với sự gia tăng của mức sống và thu nhập bình quân đầu người, khách hàng tại thị trường châu Á đang ngày càng quan tâm đến các vấn đề về thực phẩm và sức khỏe. Mặc dù, mỗi thị trường sẽ được đo lường bằng những sắc thái, thị hiếu và sở thích của khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, theo tin tức R&D, dưới đây là bốn xu hướng đặc thù nhất sẽ thúc đẩy sự đổi mới của toàn ngành F&B ở châu Á.

tin tức R&D

Mỗi thị trường F&B sẽ được định nghĩa bằng những sắc thái, thị hiếu và sở thích của riêng mình

1. Sức mạnh của thực vật

Xét trên tổng thể thị trường F&B ở châu Á, đang có một mối quan tâm ngày càng tăng đối với các sản phẩm từ thực vật, đặc biệt là protein. Điều này xuất phát từ truyền thống ăn chay lâu đời và lối sống thuần chay của các quốc gia khu vực này.

Nghiên cứu được Mintel công bố vào tháng 4 cho thấy có tới 2/5 (39%) người Indonesia và 1/3 (34%) người Thái khu vực thành thị tiêu thụ nhiều nguồn protein phi động vật (ví dụ như thực vật, sữa, ngũ cốc) trong năm 2017, con số này có sự gia tăng rõ rệt so với năm 2016. Nghiên cứu của Mintel cũng nhấn mạnh rằng 24% người Indonesia thành thị dự định sẽ tiếp tục tuân theo chế độ ăn thuần thực vật trong năm 2019.

tin tức R&D

Người dùng châu Á đã có thói quen ăn chay lâu đời

Xu hướng này đã có một sự tác động to lớn lên toàn khu vực châu Á. Điển hình là sự ra đời của các thực phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật như các sản phẩm thay thế hải sản, sản phẩm thay thế động vật có nguồn gốc từ đậu xanh và đậu nành…

tin tức R&D

Các sản phẩm từ thực vật thay thế cho thức ăn động vật đang ngày càng phổ biến

2. Cắt giảm đường

So với những năm trước đây, phong cách tiêu dùng hiện đại đã có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là các mối quan tâm về sức khỏe. Ngay cả các sản phẩm vốn đã nhiều dinh dưỡng, người tiêu dùng cũng đặt những yêu cầu và kỳ vọng cao – cần có những nguyên liệu dinh dưỡng và thành phẩm hợp lý, nên được nuôi trồng tươi sống và hoàn tự nhiên,… Một trong số những xu hướng được tạo nên từ phong cách này chính là việc cắt giảm đường trong thành phần thực phẩm.

tin tức R&D

Các ông lớn như Coca Cola hay Pepsi dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu cắt giảm lượng đường trong sản phẩm của mình

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất lớn như Coca Cola hay Pepsi mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu cắt giảm lượng đường trong các sản phẩm của họ. Đại diện phát ngôn của Coca Cola từng cho biết: “Người tiêu dùng muốn tìm kiếm hương vị quen thuộc mà họ đã trải nghiệm, thế nhưng vẫn phải đảm bảo sự có mặt của những thành phần tốt cho sức khỏe” – đây là một trong những yêu cầu khó khăn và khắt khe đặt ra với các nhà sản xuất F&B hiện tại.

Vì thế, theo tin tức R&D thế giới, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách nghiên cứu các thành phần mới, tự nhiên từ trái cây hay mật ong để ứng dụng trong các sản phẩm sữa và kẹo.

tin tức R&D

Việc cắt giảm lượng đường đi liền với công tác nghiên cứu các nguyên liệu làm ngọt tự nhiên thay thế tại các nước Châu Á

3. Nhu cầu ăn nhẹ tăng vọt

Ăn nhẹ là một trong những kết quả tìm kiếm thông dụng nhất của ngành công nghiệp thực phẩm châu Á năm 2018. Các công ty thực phẩm nhận thức được một sự tăng vọt trong nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm ăn nhẹ “bổ dưỡng” nhưng thơm ngon và có hương vị hấp dẫn. Theo Mordor Intelligence, thị trường đồ ăn nhẹ APAC được dự báo sẽ tăng trưởng gần 6% CAGR trong giai đoạn 2018-2023.

tin tức R&D

Theo Mordor Intelligence, thị trường đồ ăn nhẹ APAC được dự báo sẽ tăng trưởng gần 6% trong giai đoạn 2018-2023.

Tuy nhiên, thách thức duy nhất trong ngành hàng này, chính là làm sao để cân bằng giá trị dinh dưỡng, độ thơm ngon và yếu tố sức khỏe. Bởi lẽ, thông thường, các sản phẩm ăn vặt càng hấp dẫn thì càng chứa nhiều thành phần nguyên liệu không tốt cho sức khỏe. Các nhà sản xuất chắc chắn phải khắc phục điều này nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển giữa thị trường F&B 2019.

tin tức R&D

Những thanh protein bar đầy đủ dưỡng chất hiện đang rất được yêu thích

4. Phát triển nguồn cung ứng tại địa phương

Tương tự đồ ăn nhẹ, tại phần lớn lãnh thổ châu Á, người dùng cũng ưu tiên việc tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và truyền thống. Điều này tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các công ty thực phẩm trong khu vực.

Ví dụ, số lượng sản phẩm mới ra mắt có chứa sầu riêng – được gọi là King of Fruits của Đông Nam Á – đã tăng vọt, vượt qua các loại sữa, bánh kẹo và thậm chí cả các loại cà phê trong 12 tháng qua. Các sản phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc rất được ưa chuộng, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á như kim chi và ớt bột, tương đen hoặc thậm chí là thực phẩm truyền thống được chế biến theo cách tiện lợi.

tin tức R&D

Muốn phát triển mạnh, nhà sản xuất F&B tại châu Á phải mở rộng mạng lưới nhà cung ứng tại địa phương

Trên đây là bốn xu hướng hàng đầu thúc đẩy sự đổi mới F&B ở châu Á. Hy vọng qua bài viết tin tức R&D dưới đây, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích, đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ có định hướng R&D đúng đắn để cải tiến sản phẩm cũ và phát triển sản phẩm mới, nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.