Những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lên các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm là không thể phủ nhận. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp này thực hiện cải tiến R&D để theo kịp với tốc độ phát triển của kỹ thuật số.

Bài viết trước trong mục tin tức R&D của Foodtechmaster đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về khái niệm số hóa R&D. Bài viết tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của kỹ thuật số trong việc sản xuất, đánh giá và kiểm nghiệm sản phẩm, đồng thời biết được những yếu tố thích hợp mà doanh nghiệp bạn cần chú trọng để thực hiện số hóa R&D hiệu quả.

Các công ty F&B cần có tầm nhìn chiến lược trong việc thực hiện cải cách R&D

Các công ty F&B cần có tầm nhìn chiến lược trong việc thực hiện cải cách R&D

Hoàn thiện công thức kỹ thuật số

Để phát triển và hoàn thiện một công thức kỹ thuật số hoặc một quy trình chế tạo sản phẩm, bộ phận R&D có thể sáng tạo một công thức hoàn toàn mới hoặc phát triển một công thức hiện có. Tuy nhiên, để quyết định tính hiệu quả của quy trình, không thể cứ thử nghiệm trên sản phẩm bằng phương pháp thông thường vì nó tốn thời gian và mất rất nhiều chi phí. Vì vậy trước khi triển khai quy trình sản xuất, ta cần thực hiện các bước phân tích kỹ thuật số.

Phân tích kỹ thuật số giúp quá trình hoàn thiện công thức kỹ thuật số diễn ra thuận lợi hơn

Phân tích kỹ thuật số giúp quá trình hoàn thiện công thức kỹ thuật số diễn ra thuận lợi hơn

Phân tích kỹ thuật số giúp các nhà phát triển so sánh các lựa chọn và tối ưu hóa các mục tiêu cạnh tranh như chi phí, độ ổn định, các lưu ý, giấy tờ chứng nhận và các thành phần dinh dưỡng mong muốn.

Đồng thời, kiểm tra tự động có thể xác định sớm các vấn đề trong quy định và báo cáo lại thông qua hệ thống, việc làm này cho phép các nhà phát triển phát hiện lỗi trong quy trình sản xuất, sửa đổi và cải tạo chúng để tạo thành một quy trình sản xuất mới tốt hơn. Phân tích kỹ thuật số cũng tiến hành các mô phỏng kỹ thuật phức tạp, từ đó giảm việc thử nghiệm thực tế như các phương pháp thủ công trước giờ.

Việc sớm phát hiện các lỗi kỹ thuật giúp doanh nghiệp kịp thời thực hiện các sửa chữa cần thiết

Việc sớm phát hiện các lỗi kỹ thuật giúp doanh nghiệp kịp thời thực hiện các sửa chữa cần thiết

Các mô hình R&D rất chặt chẽ bởi mỗi bước của quy trình sẽ bổ sung thông tin làm cho mô hình kỹ thuật số thêm đầy đủ và hoàn thiện. Ví dụ: các yêu cầu mục tiêu đầu vào có thể được liên kết với công thức kết quả cuối cùng. Sau đó, các nhà phát triển có thể thực hiện các bài kiểm tra và cho ra kết quả để chứng minh hiệu suất.

 tin tức R&D

Phân tích kỹ thuật số giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí chạy thử

Nhờ vào sự liên kết thông tin này, các nhà phát triển cũng dễ dàng xác định sự thay đổi trong cơ chế và cập nhật sự thay đổi đó trên tệp thông tin kỹ thuật số chung thay vì phải in lại bản báo cáo và thông báo lại cho cấp trên – một việc làm vô cùng tốn thời gian.

Kết nối dữ liệu sản phẩm

R&D không thể hoạt động riêng lẻ mà cần được kết hợp với các bộ phận khác để hoàn thiện quy trình. Theo phương pháp truyền thống, việc chia sẻ dữ liệu quy trình sản phẩm từ những bộ phận có liên quan là việc làm định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng năm,…).

Và chính sự chồng chéo lên nhau về nghĩa vụ, giống như các mắt xích trong một dây chuyền móc nối làm phát sinh các vấn đề về thông tin và thời gian giữa các bộ phận. Ví dụ: bao bì chờ đợi các yêu cầu cuối cùng của nhà xuất. Poster quảng cáo chờ thông tin sản phẩm. Bao bì và nhãn phải chờ bên thiết kế lên ý tưởng.

Việc chồng chéo lên nhau về nghĩa vụ giữa các bộ phận sản xuất gây ra sự không đồng nhất về thông tin và thời gian

Việc chồng chéo lên nhau về nghĩa vụ giữa các bộ phận sản xuất gây ra sự không đồng nhất về thông tin và thời gian

Việc sử dụng công nghệ số tạo cơ hội cho các bộ phận này chia sẻ và cập nhật thông tin ngay khi nó được phát triển và hoàn thành. Các tương tác liền mạch dọc luồng kỹ thuật số sẽ kết nối các thông tin có liên quan lại với nhau để tạo ra một quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất, suôn sẻ.

Công nghệ số cũng mở ra nhiều cơ hội cho sự hợp tác. Cụ thể, việc chia sẻ những điểm còn vướng mắc trong công việc với những người có liên quan để nhận những đánh giá, phản hồi sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Phát triển và duy trì sự gắn kết thông tin này cho phép các công ty mạnh dạn đưa ra các quyết định thay đổi và truyền đạt rõ ràng, chính xác nội dung của sự thay đổi đó đến chuỗi cung ứng và nhà máy sản xuất mà không làm ảnh hưởng, méo mó, sai lệch các thông tin.

 tin tức R&D

Sự gắn kết thông tin giữa các bộ phận của quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp sản xuất đồng nhất và hiệu quả hơn

Chuẩn bị cho sản xuất

Một mô hình kỹ thuật số được lưu trữ trong kho R&D chỉ cung cấp một phần giá trị. Phát triển mô hình kỹ thuật số đôi khi là điểm kết thúc, nhưng đôi khi cũng là điểm bắt đầu của một quy trình sản xuất sản phẩm mới khác, số hóa cho phép các luồng thông tin kỹ thuật số tiếp tục tạo ra giá trị.

Mô hình kỹ thuật số cũng tham gia vào quá trình tái sản xuất

Mô hình kỹ thuật số cũng tham gia vào quá trình tái sản xuất

Một mô hình kỹ thuật số có thể được sử dụng làm nền tảng để phát triển và tối ưu hóa các quy trình sản xuất, thông tin này có thể được khái quát hóa để tạo ra các công thức sản xuất sản phẩm chung trong các nhà máy, nhà xưởng của công ty trên toàn cầu. Điều này cho phép các công ty nhanh chóng mở rộng quy mô và khối lượng sản xuất dựa trên dữ liệu mới nhất và dễ dàng áp dụng các thay đổi cho nhà máy khi cần.

Rút kinh nghiệm từ các kết quả vận hành

Như đã đề cập ở mục trước, một mô hình kỹ thuật số không phải là điểm kết thúc của quy trình sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp vẫn sẽ thực hiện vòng lặp tái sản xuất. Quy trình sản xuất cũ sẽ được đánh giá hiệu quả hoạt động và sửa chữa lỗi trước khi được tái sử dụng. Các thông tin đầu vào của mô hình cũ cùng với kết quả hoạt động của nó trong thế giới thực, chính là cơ sở để các doanh nghiệp đánh giá và kiểm soát hiệu quả hoạt động của nó.

 tin tức R&D

Mô hình kỹ thuật số cũng dùng làm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất sản phẩm

Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành việc phân tích thông tin vĩ mô kết hợp các dữ liệu vi mô bao gồm thành phần, dây chuyền, thiết bị,… để xem xét những sai lệch thông số kỹ thuật và tác động của những sai lệch đó.

Điều này giúp xác định các vấn đề trong quy trình sản xuất hiện tại như liệu nhà máy có đang sản xuất không hiệu quả hoặc các sản phẩm gần đây của doanh nghiệp có chứa các chất độc hại, các chất gây dị ứng,.. những thông tin đó góp phần quan trọng vào việc cải thiện, thay đổi quy trình.

Với loại thông tin này, các công ty có thể phát hiện các rủi ro tiềm năng và cơ hội, hướng đi để thực hiện những thay đổi phù hợp.

 tin tức R&D

Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp thực hiện sự thay đổi phù hợp

Đối với các công ty tiên tiến hơn, thông tin này có thể đem đến nhiều cơ hội trong việc sử dụng các công nghệ mô phỏng để dự đoán tốt hơn các đặc tính của sản phẩm mà không cần thử nghiệm thủ công, hoặc dự đoán sự ổn định, tính hiệu suất mà không phải dựa vào kết quả.

Các công ty này có thể tận dụng thông tin kỹ thuật số để phát triển một sản phẩm, thử nghiệm, mô phỏng và tối ưu hóa nó – chỉ trong thế giới kỹ thuật số.

 tin tức R&D

Thế giới kỹ thuật số tạo nên môi trường làm việc chất lượng, hiệu quả

Trên đây là những lợi ích tiêu biểu của việc số hóa R&D trong quy trình sản xuất sản phẩm, chúng tôi hi vọng rằng, đây sẽ là động lực để doanh nghiệp của bạn nhanh chóng thực hiện số hóa R&D và tận dụng những ưu điểm của nó để mở rộng thị phần, quy mô và đưa doanh nghiệp bạn gần gũi hơn với người tiêu dùng, trở thành người dẫn đầu thị trường.

Bài viết có tham khảo thông tin tại:

https://community.plm.automation.siemens.com/t5/Siemens-PLM-Corporate-Blog/Food-and-Beverage-R-amp-D-Enters-the-Digital-Age/ba-p/431348

Tú Nhã